1. Tính cấp thiết của đề tài
3.1.2. Mục tiêu phát triển kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Thủ Đô trong
trong
thời gian tới
• Xây dựng mô hình hoạt động KSNB vừa phù hợp với điều kiện hiện nay của ngân hàng vừa hướng tới phù hợp với tiêu chuẩn chung về hệ thống
kiểm soát nội bộ.
• Tăng cường KSNB nhằm tăng hiệu quả và hữu hiệu của chi nhánh trong việc sử dụng và bảo vệ tài sản cũng như các nguồn lực khác.
• Tăng cường hoạt động KSNB nhằm đảm bảo các nhân viên trong chi nhánh đều nỗ lực làm việc để đạt được các mục tiêu của chi nhánh với tính
hiệu quả và sự trung thực.
• Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng các chuẩn mực, chỉ tiêu, quy định, quy chế, thủ tục KSNB phù hợp với quy trình giao dịch một cửa và phù hợp với
năng lực hoạt động của chi nhánh.
• Tăng thêm số lượng cán bộ GDV, KSV có năng lực, trình độ và kinh nghiệm cho chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn thực hiện kế hoạch đào
tạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán cho các cán bộ KSNB tại Chi nhánh nhằm
nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát tại Chi nhánh.
• Cải thiện hệ thống thông tin, công nghệ của Chi nhánh để tạo điều kiện cho hoạt động KSNB thuận lợi hơn, đồng thời, tăng cường cán bộ tin
học cho
Chi nhánh để có thể xử lý kịp thời những sự cố xảy ra.
91
3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong mô hình giao
dịch một cửa
tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thủ Đô
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro. Một hệ thống KSNB có hiệu quả là công cụ điều hành cơ bản của một ngân hàng và là cơ sở cho sự hoạt động chắc chắn, an toàn của ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện thực hiện giao dịch một cửa chứa đựng nhiều rủi ro.
Qua định hướng hoạt động kinh doanh và mục tiêu KSNB của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô trong thời gian tới cùng với những nghiên cứu về KSNB và mô hình giao dịch một cửa trong các NHTM em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại Chi nhánh Thủ Đô trong điều kiện ứng dụng mô hình giao dịch một cửa.