Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0005 dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 104)

Hạ tầng cơ sở của Việt Nam hiện nay là một bài toán khó đối với sự kết nối cảu các ngân hàng. Đường truyền Internet hiện nay không được đảm bảo về sự thông suốt cũng như tốc độ mà các nhà cung cấp dịch vụ đã cam kết. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng kết nối với ngân hàng và sẽ gây ra những vấn đề về giao dịch của khách hàng. Do đó để có thể phát triển một cách đông bộ ngân hàng điện tử tại Việt Nam cần có những sự nâng cấp tích cực về mặt hạ tầng công nghệ

Về mặt cơ chế pháp lý, hiện nay ngoài quyết định 35/QĐ-NHNN/2007 quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử ra, chưa có một quy chế nào khác đề cập một cách cụ thể tới vấn đề này. Những quy định cụ thể hơn nữa về việc công nhận tính pháp lý của chứng từ điện tử, chữ kí điện tử, cho phép thành lập cơ quan chứng thực điện tử tạo điều kiện cho ngân hàng điện tử có các cơ chế để hoạt động và giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh.

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có những quy định chặt chẽ hơn và có nhữ biện pháp ngăn chặn những xâm nhập hay can thiệp trái phép lên hệ thống của ngân hàng, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng thương mại điện tử phát triển.

Đối với hệ thống đường truyền viễn thống, đây là khâu mà BIDV phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ nên khá bị động trong việc đảm bảo chất lượng kết nối, do đó mà ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do vậy cần có chính sách phát triển thích hợp đối với hạ tầng cơ sở, cải thiện tốt hơn quá trinh cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông. Tuy nhiên để hạn chế sự cố có thể xay ra, các ngân hàng cũng nên liên kết tạo ra mạng lưới truyền thông riêng phục vụ cho hoạt động của NHTM tại Việt Nam hoặc có sự liên kết quản lý, hợp tác

giữa các ngân hàng và các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Ngoài ra cũng cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngân hàng điện tử, việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các biện pháp như kiểm soát chặt chẽ hơn, yêu cầu nhiều cơ quan nhà nước cũng như tư nhân tham gia vào việc trả lương thông qua tài khoản tại ngân hàng, vừa tạo ra tính minh bạch trong thu nhập của cán bộ viên chức nhà nước vừa tạo điều kiện kiểm soát và hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Các chi phi về in ấn hay lưu thông, kiểm đếm cũng được giảm bớt.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các NHTM thực hiện việc thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, tài trợ vốn hoặc hỗ trợ cho các ngân hàng có thể được tiếp cận được với các dự án tài trợ quốc tế cho quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách tổng thể, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại có thể giao dịch tốt hơn hoặc cho vay ưu đãi để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, và cần có cơ chế thông thoáng hơn để các ngân hàng tái đầu tư. Bên cạnh đó còn cần có các chính sách khuyến khích các dự án đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.

Chính phủ nên là cơ quan nhà nước đi đầu trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, sử dụng các dịch vụ này làm công cụ thanh toán cho việc chi tiêu của nhà nước. Hiện nay, rất nhiều chính phủ các nước đang áp dụng các quy định bắt buộc việc chi tiêu của ngân sách nhà nước phải dựa trên cơ sở thanh toán điện tử và cơ chế này đã mang lại hiệu quả lớn không chỉ trong việc thúc đầy ngân hàng điện tử phát triển mà còn nhằm tạo ra tính công bằng minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu 0005 dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w