Bảo đảm tiền vay bằng tín chấp

Một phần của tài liệu 0014 giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 34)

a. Khái niệm:

Theo điều 49 nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Mở rộng, vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay.

* về đặc trưng:

Một là, vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay - cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.

Hai là, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.

Ba là, người vay đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.

Bốn là, sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.

b. Nội dung của quan hệ bảo đảm vay tín chấp

Theo bộ luật dân sự và nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ các bên bao gồm:

* Điều kiện và nghĩa vụ của bên vay:

- Về điều kiện: Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định 163/2006, trong đó chuẩn nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.

- Về nghĩa vụ: Bên vay vốn có nghĩa vụ

(ii) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay;

(iii) Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng. * Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:

Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ.

Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ.

* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội - Về nghĩa vụ

+ Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó.

+ Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

- Về quyền

+ Tổ chức chính trị - xã hội có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 0014 giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w