II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
2.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Hải Phòng
trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011 và công tác xử lý nợ tồn đọng đã bù đắp một phần những tổn thất khi cho vay. Chi nhánh đã nghiêm túc và kiên quyết việc xử lý nợ tồn đọng về nợ có tài sản bảo đảm.
Như vậy, công tác bảo đảm bằng tài sản và xử lý rủi ro phát sinh đã góp phần thực hiện chỉ tiêu về chất lượng tín dụng hay góp phần bảo toàn vốn, tạo lòng tin cho người gửi tiền, nhà đầu tư, hướng Ngân hàng thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
2.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chinhánh Hải Phòng. nhánh Hải Phòng.
2.2.4.1. Thành công mà Chi nhánh Hải Phòng đạt được về vấn đề hoàn thiện bảo đảm tiền vay.
Nhận thức rõ được vai trò của hoạt động bảo đảm tiền vay nên trong những năm qua, Chi nhánh Hải Phòng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp, thực hiện nhiều chủ trương đúng đắn về bảo đảm tiền vay để vấn đề này thực sự trở thành một phương tiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Ngân hàng đã thường xuyên chuyển nợ quá hạn kịp thời, hàng quý tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. Hiện nay, quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đã có khả năng bù đắp được các khoản nợ không thể thu hồi được. Do đó đã thể hiện được phần nào hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Hải Phòng.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua Chi nhánh Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định về nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay. Các hình thức bảo đảm tiền vay mà Chi nhánh Hải Phòng sử
dụng đã có tác dụng nhất định trong việc đảm bảo cho ngân hàng cho vay được an toàn.
Chi nhánh Hải Phòng có Phòng Thanh tra, kiểm tra nội bộ, đây là phòng có chức năng giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm đảm bảo cho việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. Hàng tháng hay hàng quý, phòng sẽ tổ chức kiểm tra nội bộ việc chấp hành các chủ trương, chính sách, chế độ để có biện pháp bổ cứu kịp thời. Nhờ đó việc chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động bảo đảm tiền vay của Chi nhánh Hải Phòng đã được củng cố và nâng cao, sớm phát hiện ra các khoản vay có khúc mắc để kịp thời xử lý, do đó mà hoạt động bảo đảm tiền vay được hoàn thiện.
Chi nhánh Hải Phòng thực hiện đa dạng hoá các hình thức đảm bảo, mở rộng các đối tượng cho vay nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có sự thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, Chi nhánh Hải Phòng đang ngày càng hoàn thiện nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín dụng. Điều này đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay. Các dự án mà ngân hàng dự định cho vay được thẩm định trên nhiều phương diện như: thị trường, xã hội, tài chính, kỹ thuật. Ngân hàng từ chỗ thẩm định dự án thường dựa vào kinh nghiệm là chính thì nay đã áp dụng những phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề một cách rộng mở hơn, sâu sắc hơn. Các chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng để tính toán trong thẩm định được mở rộng và bổ sung bởi các chỉ tiêu phân tích hiện đại như: giá trị hiện tại ròng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, điểm hoà vốn...
Chi nhánh Hải Phòng đã thường xuyên mở ra các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng nên trình độ của các cán bộ tín dụng trong việc thu
thập và phân tích thông tin khách hàng (như tài sản bảo đảm, uy tín, khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh) đã có những tiến bộ rõ rệt.
2.2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân.
Trong thời gian vừa qua việc thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định. Mặc dù vậy vẫn có những vướng mắc trong khâu xử lý tài sản đảm bảo làm cho chất lượng tín dụng chưa thật cao mỗi khi có khoản nợ quá hạn cần xử lý. Tuy hiệu quả còn chưa cao do số tiền thu được không đủ bù đắp những chi phí phát sinh khi tiến hành phát mại, có nhiều trường hợp còn không đủ bù đắp nợ gốc và lãi vay do tài sản giảm giá trị.
Như vậy việc xử lý tài sản bảo đảm cũng góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn, tồn tại sau:
• Việc xác minh tính hợp pháp của tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ và hiệu quả.
Trong năm, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản thế chấp 10 trường hợp vi phạm ở các dạng sau: Chứng thư bảo lãnh số 673/BL-CNTT cho Tổng công ty CNTT Bạch Đằng đã hết hiệu lực từ 31/12/2010 nhưng Chi nhánh chưa làm công văn đôn đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có văn bản gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh, Công ty TNHH MTV TCT CNTT Nam Triệu chưa tiếp tục mua Bảo hiểm mới hoặc gia hạn Hợp đồng Bảo hiểm đã ký cho Tàu Container 700Teu NT29 và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Chi nhánh, chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C393350 do UBND TP HP cấp ngày 10/11/1995 đứng tên chủ sử dụng là Xí nghiệp sửa chữa tàu biển Nam Triệu để làm thủ tục công chứng và đăng ký GDBĐ theo quy định, Cty TNHH MTV TCT CNTT Nam Triệu chưa mua bảo hiểm thân tàu, máy móc và các trang thiết bị trong quá trình thi công tàu NASICO PACIFIC (NT30) theo thoả thuận của Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai ngày 08/02/2010, Dự án Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ) của công ty CP Hóa dầu và sơ xợi dầu khí chưa hoàn tất các thủ tục nhận tài sản bảo đảm là bất động sản
theo quy định của pháp luật, TSBĐ hình thành từ vốn vay là quyền sử dụng đất thuê đã trả hết tiền thuê đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thay đổi tên bên nhận thế chấp/bên thế chấp trên đăng ký giao dịch - món vay của Công ty TNHH một thành viên Da giầy Hải Phòng, món vay của công ty CP Ngọc Lan Anh chưa kiểm tra/định giá lại tài sản theo quy đinh: Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai đã hoàn thiện và đi vào hoạt động từ tháng 5/5010 nhưng đến thời điểm kiểm tra công trình chưa được quyết toán, chưa có Giấy phép xây dựng từ tầng 6 lên tầng 9; Chưa mua bảo hiểm vật chất TSBĐ/BH hết hạn chưa mua bổ sung (Công ty CP Thương mại Đầu tư Tân Hương, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Hùng Quỳnh), chưa thay đổi tên bên nhận thế chấp/bên thế chấp trên Đăng ký giao dịch (Công ty CP Công nghiệp nặng Cửu Long)
• Vẫn còn có sự phân biệt giữa các khách hàng: Đối với các khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước, tài sản bảo đảm theo quy định được xác định giá theo giá của Nhà nước do vậy tài sản bảo đảm được đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường, gây khó khăn cho phía Doanh nghiệp trong quá trình tìm vốn tài trợ, và NHCT Hải Phòng cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng quan hệ khách hàng, và thực hiện các chỉ tiêu NHCT Việt Nam giao về tài sản bảo đảm.
Đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tài sản bảo đảm được định giá theo giá thoả thuận hay giá trị thị trường nên nhà và quyền sử dụng đất được định giá có thể cao hơn nhiều so với khi cho vay DNNN có tài sản bảo đảm là nhà và đất.
• Một số tài sản thế chấp trong tình trạng khó xử lý: như trong trường hợp nhận thế chấp trong cho vay thanh toán tàu biển của công ty TNHH một thành viên Vận tải biển Nam Triệu, tài sản khó tìm người tiêu thụ do hao mòn vô hình của tài sản bảo đảm.
• Thời gian xử lý kéo dài: món vay nợ gốc 11 tỷ của công ty CP Đầu tư kinh doanh Bất động sản đến nay đã kéo dài 8 năm nhưng vẫn chưa xử lý xong còn 10 tỷ chưa thu được hiện Ngân hàng đã xiết nợ là các lô đất tại Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh. Tuy nhiên các lô đất này hiện đã bị dân lấn
chiếm. Hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh có thông báo ngừng cấp GCN QSD đất đối với những lô đất NHCT Hải Phòng đã xiết bên bảo lãnh không có thiện chí trả nợ và thủ tục khi khởi kiện để thu nợ lại hết phức tạp, chưa được sự phối hợp nhiệt tình của cơ quan xử án.
• Kết quả thu hồi nợ thấp: do kết quả thu được từ việc xử lí tài sản bảo đảm nhiều khi không đủ bù đắp chi phí và sức lực của Ngân hàng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do :
a. Những nguyên nhân từ phía Ngân hàng
*Sựyếu kém trong nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng như việc thực thi luật pháp quy định của Nhà nước, các văn bản chế độ của ngành Ngân hàng chưa ngiêm
Vào thời điểm những năm 1997 trở về trước việc nhận tài sản làm thế chấp cho vay của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng còn tuỳ tiện, thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật trong hoạt động thế chấp hoặc cố tình vi phạm. Thiếu sự kiểm tra kiểm soát của ngành Ngân hàng dẫn đến một khối lượng vốn lớn đọng ở tài sản thế chấp chưa xử lý được tồn tại cho đến tận bây giờ
* Công tác đánh giá tài sản thế chấp tại Chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là :
- Thẩm định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp còn qua loa dẫn đến tình trạng một số tài sản thế chấp hiện nay tại Chi nhánh chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý ( tài sản không chính chủ hay tài sản bị tranh chấp ) gây nhiều khó khăn trong xử lý tài sản để thu hồi nợ.
- Việc đánh giá tài sản thế chấp còn tuỳ tiện không trên cơ sở nào cả.
- Chưa nhận định đuợc hết những rủi ro trong các tài sản đảm bảo như tính ổn định của tài sản, tính thị trường của tài sản đảm bảo, khả năng khấu hao của tài sản nên đã không có khả năng kiểm soát được hết những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành bảo đảm tiền vay.
- Khách hàng tìm mọi cách để lẫn tránh việc phát mãi tài sản, bỏ trốn khi toà án có lệnh; dựa vào quyền có nhà ở do luật qui định bên thế chấp chây ỳ gây khó dễ cho Ngân hàng đòi hỏi phải có chỗ ở khác, cố tình lợi dụng quyền kháng cáo để trì hoãn trả nợ, kéo dài thời gian xử lý gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Một số khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp là nhà, đất thì giấy tờ chưa hợp lệ, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc việc xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng không đúng thẩm quyền. Nhà và đất thường từ đời cha ông để lại, nhiều người chưa muốn làm các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà vì khi xây dựng trước đây thiếu giấy tờ cấp phép, mặt khác thuế sang tên trước bạ cao tạo ra tâm lý không muốn hoàn chỉnh hồ sơ chính chủ. Vì vậy, tạo ra việc xử lý tài sản thế chấp gặp khó khăn khi nợ khó đòi phát sinh.
- Khách hàng thực hiện hành vi lừa đảo, một tài sản thế chấp đem thế ở nhiều nơi để vay vốn hoặc tài sản đem thế chấp nhưng vẫn có những thủ đoạn tẩu tán, bán tài sản khiến cho Ngân hàng phải gánh chịu hậu quả.
- Bên vay bị phá sản, mất khả năng thanh toán phải trốn nợ, nên không ký nhận lại nợ vay do đó không thể làm được thủ tục xử lý tài sản để thu hồi nợ.
c. Những nguyên nhân từ môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, và công nghệ:
* Việc phát mại tài sản thế chấp qua trung tâm bán đấu giá còn nhiều bất cập
Một thực tế hiện nay là các trung tâm bán đấu giá ở một vài tỉnh chưa được thành lập. Do vậy khi đưa tài sản thế chấp ra bán đấu giá Ngân hàng không biết liên hệ với tổ chức nào để thực hiện cho đúng pháp luật nhằm thu hồi được nợ đã cho vay.
* Thị trường bất động sản Việt Nam trầm lắng trong một thời gian dài, còn nhiều vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính nên quá trình mua bán chuyển nhượng còn nhiều ách tắc cũng như gián tiếp khiến việc phát mại tài sản là nhà đất đối với ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Đối với dây
truyền máy móc thiết bị nhận làm tài sản thế chấp là tài sản chuyên dùng, đều đã lạc hậu nên rất khó tìm được người mua.
* Công ty quản lý và khai thác tài sản do NHCT Việt Nam thành lập có chức năng xử lý và khai thác tài sản chưa đáp ứng được hết các yêu cầu xử lý tài sản của các Chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam hiện nay. Mặt khác điều kiện cũng như quy chế hoạt động của công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn thêm
* Công nghệ mới xuất hiện làm cho các tài sản được đem làm bảo đảm
hao mòn vô hình rất nhanh, do đó nó ảnh hưởng đến giá trị còn lại của tài sản này khi được đem ra xử lí khó tìm được người mua và giá trị thu hồi không bảo đảm bù đắp những tổn thất do khoản tín dụng bị rủi ro đem lại.
* Các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố khi xảy ra chưa được cơ quan toà án quan tâm giải quyết, thời hiệu thi hành án dài và không hiệu quả, nhiều vụ đã được toà xử lý nhưng không được thi hành án và không có biện pháp cưỡng chế thi hành án:
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố còn thiều chặt chẽ, mỗi cấp nhận thức mỗi khác, thực hiện theo cách riêng của mình. Nhiều nơi cơ quan thi hành án giữ quyền định giá tài sản phát mại, gây trở ngại cho việc phát mại tài sản.
Ngoài ra, việc qui định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng đối với hoạt động Ngân hàng là quá ngắn về các khoản nợ vay của khách hàng khi đến hạn mà chưa trả cho Ngân hàng, Ngân hàng thường phải thương lượng với khách hàng để tìm giải pháp tốt nhất để thu hồi nợ, tránh phải đưa ra kiện tụng tranh chấp trước Toà do đó đã mất một khoảng thời gian dài. Nếu khách hàng biết được qui trình này cố tình không xác nhận nợ trong 6 tháng thì Ngân hàng không thể khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện, nên quyền lợi chính đáng của Ngân hàng không được bảo vệ.
CHƯƠNG III.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
1. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Hải Phòng
Đứng trước khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2013 và năm 2014 nền kinh tế còn tiếp tục khó khăn, lạm phát tăng cao, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tiếp tục đứng vững và ngày càng phát triển, 6 tháng cuối năm 2013 và năm 2014 Chi nhánh Hải Phòng đã xây dựng cho mình một phương hướng kinh doanh với những biện pháp rất cụ thể.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách mở rộng, quy hoạch