Nâng cao hiệu quả công tác xử lý TSBĐ

Một phần của tài liệu 0014 giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 96)

II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

2.6. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý TSBĐ

Việc tiến hành xử lý TSBĐ là điều mà ngân hàng cũng như khách hàng không hề mong muốn. Xử lý TSBĐ là khâu cuối cùng nhưng kết quả của nó lại phần nào phản ánh kết quả của định giá cũng như quản lý TSBĐ. TSBĐ xử lý đảm bảo thu hồi đủ nợ, chứng tỏ công tác định giá và quản lý TSBĐ đã được thực hiện khá tốt. Để nâng cao hiệu quả công tác xử lý TSBĐ, Chi nhánh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Tài sản ngay từ khâu nhận làm bảo đảm phải được thẩm định đầy đủ, kỹ càng về khả năng bán được khi cần phát mại, đặc biệt tài sản thế chấp là nhà ở. Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng cần nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để có yêu cầu thích hợp với người đi vay, tránh

sự cản trở từ những người liên quan với người vay vốn khi cần phát mại tài sản. Chẳng hạn trong trường hợp thế chấp tài sản là nhà ở, nhà ở này thuộc quyền sở hữu của bố mẹ, bố mẹ cần vay vốn tại ngân hàng, mang giấy tờ sở hữu gốc của ngôi nhà đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp và cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Nhưng khi cần phát mại tài sản thì những người con trong gia đình hoặc những người thuê nhà không chịu ra khỏi ngôi nhà đó, gây khó khăn cho ngân hàng. Do vậy, để giúp ngân hàng tránh được khó khăn, cán bộ tín dụng phải yêu cầu mọi người cùng ký vào giấy cam đoan đồng ý ra khỏi ngôi nhà khi ngân hàng cần phát mại tài sản (nên có xác nhận của chính quyền địa phương để chặt chẽ về mặt pháp lý).

- Để cho TSBĐ sau khi xử lý có thể đủ thu hồi nợ, ngân hàng phải cập nhật các thông tin về TSBĐ: giá cả, nhu cầu thị trường, các văn bản pháp luật mới liên quan đến xử lý TSBĐ... là cơ sở để đánh giá đúng giá trị TSBĐ tại thời điểm xử lý.

- Trong nhiều trường hợp người bị phát mại tài sản cố ý trây ỳ không cho phát mại, mà cũng không trả nợ thì Chi nhánh nên dùng biện pháp cưỡng chế để thi hành thông qua sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhà nước như Công an, Tòa án, Thi hành án, Ủy ban nhân dân các cấp, Tư pháp...

- Ngân hàng cần tạo điều kiện cho khách hàng để họ tự phát mại tài sản thu hồi đúng giá trị thực của tài sản đó mà thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Biện pháp này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho Chi nhánh vừa phát huy năng lực tự giải quyết của người vay. Tuy nhiên chỉ áp dụng khi khách hàng có thành ý trong việc xử lý TSBĐ. Đối với những tài sản bảo đảm như máy móc, trang thiết bị, dây truyền công nghệ có tính đồng bộ cao, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn do không gặp được

người mua hoặc giá trị bị giảm nhiều so với giá trị đã định giá. Chi nhánh nên phối hợp với công ty bán đấu giá nhanh chóng hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng được tài sản, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ. - Neu không phát mại được để tránh bị ứ đọng vốn thì Chi nhánh nên:

+ Dùng tài sản đó để cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền; + Dùng tài sản đó để làm vốn góp liên doanh;

+ Liên hệ với các Ngân hàng khác có nhiều tài sản thế chấp không bán được để hình thành nên công ty thu mua;

+ Neu địa điểm giao dịch của tài sản thế chấp là nhà ở thuận lợi, Chi nhánh có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch và mở thêm đại lý;

+ Nếu không thuận lợi nhưng diện tích rộng thì Chi nhánh có thể xử lý bằng cách xây dựng kho chứa hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh cho vay cầm cố.

Một phần của tài liệu 0014 giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w