II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
2.2.2. Các hình thức thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh Hải Phòng
nhánh Hải Phòng
Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN đã
Nhóm 1 0,54% 243
mở ra cho Chi nhánh một hướng hoạt động mới: hoàn toàn tự chủ trong quyết định cho vay cũng như việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay mà Ngân hàng có thể áp dụng. Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản mà Ngân hàng áp dụng là:
- Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay; - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Tài sản được cầm cố, thế chấp tại Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Hải Phòng thường lựa chọn những loại tài sản được đánh giá có độ rủi ro thấp. Đó là những loại tài sản ổn định với thị trường, tính thanh khoản cao (đã được xác nhận là hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của người vay và Ngân hàng đã có giấy tờ chứng nhận quyền xử lý tài sản khi xẩy ra rủi ro) chi phí quản lý ít, khấu hao thấp, thuế và chi phí thấp như đối với cầm cố: là các chứng chỉ tiền gửi, vàng bạc trái phiếu kho bạc Nhà nước, có độ rủi ro thấp nhất.
Đối với thế chấp, cầm cố : đất đai, ôtô, dây chuyền sản xuất thiết bị... việc xử lý các tài sản này gặp rất nhiều rủi ro không chỉ đối với riêng Ngân hàng mà còn đối với toàn hệ thống. Những loại tài sản cầm cố khác nhau như hợp đồng bảo hiểm, nhận thầu, quyền sở hữu công nghiệp, cổ phiếu trái phiếu công ty thì thường không được sử dụng do việc định giá phức tạp, vả lại giá trị rất biến động phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan. Chính vì vậy điều này cũng hạn chế rất nhiều hoạt động tín dụng của Ngân hàng (hạn chế tín dụng).
Đối tượng khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh
Theo quan điểm của Chi nhánh Hải Phòng bảo đảm tiền vay không phải là cơ sở để quyết định cho vay, nó chỉ là biện pháp phòng vệ rủi ro đối với các dự án được đánh giá có độ rủi ro cao do khách hàng vay thiếu uy tín, do khách hàng không có tiềm lực kinh tế mạnh,.
Còn đối với những dự án được đánh giá có độ rủi ro thấp (khách hàng truyền thống, vốn lớn.), ngân hàng có thể cho vay mà không cần bất cứ tài sản đảm bảo nào hoặc nếu có thì thường thấp hơn giá trị cho vay.
Do đó đối tượng khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng là những người có dự án đầu tư có độ rủi ro cao. Vì vậy những đối tượng này có thể là bất cứ ai từ cá nhân, quốc doanh, ngoài quốc doanh.
Lãi suất áp dụng
Lãi suất áp dụng khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản là lãi suất của loại tín dụng có cùng thời hạn, không phân biệt có bảo đảm hay không có bảo đảm. Do chi phí quản lý tài sản cầm cố do khách hàng chịu.
2.2.2.1. Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
•Tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản cầm cố của khách hàng vay vốn
Bảng 2.3: Tình hình cho vay bằng cầm cố tài sản tại Chi nhánh Hải Phòng
Nhóm 2: VNĐ, ngoại tệ, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm
Có thể thấy cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố thuộc nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố (chiếm tỷ trọng 99,46 %). Tài sản cầm cố ở đây là sổ tiết kiệm và trái phiếu kho bạc là chính. Phần lớn các khoản vay này đều phát sinh khi khách hàng có nhu cầu về vốn trước thời gian đáo hạn của sổ tiết kiệm và trái phiếu kho bạc. Nếu tài sản của khách hàng có mệnh giá lớn thì việc rút sổ tiết kiệm hay bán trái phiếu kho bạc khiến khách hàng vay chịu thiệt nhiều hơn so với lãi suất vay Ngân hàng. Khi đó, khách hàng tìm đến Ngân hàng xin vay vốn dưới hình
thức bảo đảm tiền vay là cầm cố. Ngoài ra thủ tục giao dịch loại hình cho vay này rất thuận tiện, nhanh chóng về cả hai phía: Ngân hàng và khách hàng vay vốn. Ngân hàng không mất nhiều thời gian thẩm định dự án, xem xét kĩ càng phương án kinh doanh của khách hàng vì sổ tiết kiệm có tính bảo đảm cao, còn người đi vay có thể nhanh chóng có được một khoản tiền phục vụ kịp thời cho mục đích kinh doanh của mình. Các cán bộ tín dụng thường xác định thời hạn cho vay đối với khoản cho vay dựa trên khoảng thời gian từ thời điểm kí kết hợp đồng cho đến lúc sổ tiết kiệm hay trái phiếu đó đáo hạn. Đây là hình thức bảo đảm tiền vay an toàn nhất đối với Chi nhánh vì sổ tiết kiệm và trái phiếu kho bạc là loại giấy tờ có giá mà khi đem cầm cố khách hàng phải để lại Ngân hàng.
Ví dụ: Khi một cá nhân muốn vay cầm cố sổ tiết kiệm, Chi nhánh Hải
Phòng sẽ lập hồ sơ gồm ba loại giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn;
- Hợp đồng tín dụng kiêm giấy nhận nợ;
- Giấy đề nghị xác nhận và phong toả sổ tiết kiệm, phiếu nhập kho.
Trong giấy đề nghị vay vốn khách hàng phải ghi chứng minh thư, điện thoại, số tiền xin vay, trình bày mục đích sử dụng tiền vay, thời hạn vay, thời hạn trả gốc và lãi, trị giá của sổ tiết kiệm. Trên cơ sở đó Ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, khách hàng lập giấy nhận nợ (chủ yếu là xác nhận lại thông tin trong hợp đồng tín dụng nhưng ngắn gọn hơn), ngoài ra người đi vay còn phải khai báo thêm có dư nợ tại Ngân hàng hay không. Trong giấy nhận nợ phải có đủ chữ kí của bên nhận nợ, của cán bộ tín dụng Ngân hàng, của lãnh đạo phòng kinh doanh và cả chữ kí của Giám đốc Ngân hàng.
Sổ tiết kiệm là tài sản cầm cố chủ yếu đối với các món vay của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh nhỏ, số món vay rất lớn nhưng khối lượng tín dụng cho mỗi món vay lại nhỏ. Tuy nhiên, những khoản vay áp dụng hình thức bảo đảm này (cầm cố sổ tiết kiệm và các loại giấy tờ có giá) tại NHCT Hải Phòng là rất an toàn, hầu như không phát sinh nợ quá hạn.
Phương tiện khác 10,66 % 33.538
Cho vay có tài sản bảo đảm bằng tài sản cầm cố là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu được Ngân hàng áp dụng nhưng không nhiều, chỉ khoảng 0,54% trong tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố. Nguyên nhân là do tài sản cầm cố loại này ở nước ta còn lạc hậu, hao mòn nhanh, đặc biệt là hao mòn vô hình. Nếu có máy móc hiện đại thì do thị trường của nước ta còn kém phát triển, chưa hình thành thị trường chuyên dụng để có thể phát mại một cách dễ dàng những loại tài sản này khi cần thiết. Giá trị của những tài sản này có xu hướng biến động rất lớn, khó dự đoán trước, phụ thuộc rất lớn vào sự ra đời của công nghệ mới. Khách hàng vay vốn của Ngân hàng theo hình thức bảo đảm này như: Công ty TNHH MTV TCT CNTT Nam Triệu...
• Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn
Các loại tài sản thế chấp được quy định trong thông tư 06/2000/TT- NHNN1
Những đặc điểm của Chi nhánh là hoạt động trên địa bàn đông dân cư và là nơi tập trung nhiều trụ sở của các cơ quan hành chính, Ngân hàng cũng tham gia đầu tư nhiều các dự án trung và dài hạn. Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường được Ngân hàng lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản là thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất. Các tài sản này có thị trường chuyên dụng để mua bán, giao dịch, mặt khác việc phát mại các tài sản thế chấp này ngày càng thuận lợi hơn thẩm định và quản lí dễ dàng, nhu cầu của xã hội về đất và nhà ở ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ. Một số tài sản khác được phép thế chấp theo quy định nhưng không áp dụng do khi phát mại gặp phải nhiều khó khăn về thủ tục và quy trình xử lí cũng như khả năng quản lí, theo dõi tài sản. Phần lớn các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp mà Ngân hàng cung cấp đều tồn tại dưới hình thức thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở (Chiếm tỷ trọng 89,34% trong tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp). Nguyên nhân là do loại tài sản này thực hiện thì thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức này như: Công TNHH Việt Trường, công ty CPTM ĐT Tân Hương, công ty TNHH Vận tải Hà Thương...
về phương diện khách hàng: việc thế chấp nhà hầu như không ảnh hưởng gì đến phương án hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của bên bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm tương đối lớn nên khách hàng có thể dùng để bảo đảm nhu cầu vay vốn của mình. Hơn nữa chi phí thẩm định và đánh giá tài sản là không đáng kể so với giá trị tài sản đó.
Về phía Ngân hàng: thuận lợi lớn nhất đối với Ngân hàng là loại tài sản bảo đảm này dễ thẩm định, có thể xác định quyền sở hữu tài sản một cách khá chính xác, giá trị bảo đảm cao có xu hướng ngày càng tăng nên rủi ro với chính nó là rất thấp. Ngân hàng có khả năng xem xét tính thị trường của tài sản bảo đảm và việc quản lí tài sản đơn giản. Việc mua bán chuyển nhượng tài sản nhà ở nước ta tương đối thông dụng.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay bằng thế chấp tại Chi nhánh Hải Phòng
điều kiện ở nước ta hiện nay về cơ bản còn nghèo, lạc hậu, các loại tài sản chuyên dụng chưa phát triển. Do đó, nhà ở như là tài sản lớn nhất của chủ thể kinh doanh. Hơn nữa về Ngân hàng thì nhận tài sản thế chấp là nhà ở dễ phát mại, việc đem thế chấp nhà ở là thích hợp, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, quy chế bảo đảm tiền vay của NHCT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hải Phòng nói riêng đều nhận tài sản bảo đảm là cả nhà ở và quyền sử dụng đất, nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện hay miêu tả về nhà ở thì mới tính giá trị nhà ở vào giá trị tài sản bảo đảm nếu không thì vẫn thực hiện theo nguyên tắc nhận thế chấp cả nhà và
quyền sử dụng đất nhưng thống nhất với khách hàng tính giá trị nhà ở bằng 0 trong biên bản định giá và hợp đồng thế chấp.
Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có miêu tả nhà ở trên đất vẫn đang trong giai đoạn triển khai, nên tỷ lệ đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có miêu tả nhà ở trên đất vẫn còn rất khiêm tốn. Vô hình chung đã dẫn đến giá trị tài sản của khách hàng khi đưa vào làm tài sản thế chấp ngân hàng bị giảm rất nhiều so với giá trị thực tế. Hơn nữa, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh, nhiều cá nhân có nhu cầu vay vốn. Điều này tạo nên rào cản lớn đối với khách hàng vay.
Song song với việc thế chấp nhà thì thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản vay cũng được Ngân hàng áp dụng khá nhiều. Trước kia, Ngân hàng cho vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất thông thoáng, thủ tục đơn giản, chỉ cần Ngân hàng xác minh được giá trị quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu hợp pháp của b ên bảo đảm là hai bên có thể thoả thuận hợp đồng bảo đảm, mà không cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh giá trị quyền sử dụng đất và hợp đồng bảo đảm cũng không cần phải công chứng hay chứng thực của uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Nhưng hiện nay, theo quy chế bảo đảm tín dụng, việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất ở Chi nhánh chặt chẽ hơn nhiều. Khách hàng muốn thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn thì phải có đầy đủ giấy tờ liên quan đến đất đó, hợp đồng bảo đảm phải có công chứng hay chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền để khi có tranh chấp xảy ra, Ngân hàng có đủ cơ sở pháp lí để xử lí tài sản bảo đảm.
2.2.2.2. Cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba
Mặc dù Chi nhánh luôn coi bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cũng là hình thức bảo đảm tiền vay giống như hình thức trên nhưng số món vay có bảo đảm bằng hình thức này còn khá khiêm tốn. Hình thức này thường được các công ty TNHH, công ty cổ phần và các công ty tư nhân áp dụng khi vay vốn Chi nhánh để đầu tư cho dự án trung và dài hạn. Vì các dự án này cần lượng vốn tương đối lớn, trong khi vốn tự có của công ty thường rất nhỏ, nên khi vay vốn Ngân hàng thường kêu gọi sự bảo lãnh của các thành viên trong
Năm Giá trị khoản vay Giá trị TSBĐ Giá trị khoản vay/giá trị TSBĐ 201 0 3.82 6 4.36 7 ___________ 87,61% 201 1 2.42 3 5.53 6 ___________ 43,77%
công ty. Các tài sản của bên bão lãnh cùng với các tài sản cầm cố thế chấp của công ty cũng trở thành các tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Bên bảo lãnh sẽ là người cùng Ngân hàng chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty, cán bộ tín dụng luôn phải chắc chắn rằng bên bảo lãnh đồng thời tự nguyện đỡ đầu cho người vay bằng cách thế chấp hay cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng.
2.2.2.3. Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Nghị định 178 của Chính phủ quy định việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với cho vay trung và dài hạn bởi vì đây là hình thức bảo đảm có nhiều rủi ro hơn cầm cố, thế chấp tài sản do khi phát tiền vay chưa có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, việc quản lí trong quá trình hình thành tài sản tuỳ thuộc vào điều kiện và trình độ quản lí của Chi nhánh. Do đó, phòng khách hàng chỉ áp dụng hình thức bảo đảm này đối với các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với Chi nhánh, khi các khoản tiền vay trước đó đã được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố. Các doanh nghiệp hiện đang áp dụng hình thức vay này tại Ngân hàng có khoảng 15 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các khách hàng lớn và tài trợ cho các dự án trung và dài hạn: Công ty TNHH 25-10, công ty TNHH ROSE, công ty CP In và Bao bì, công ty TNHH KD&DV Kho vận Phú Hưng...
Dư nợ cho vay của những khoản vay dựa trên hình thức này gần đây có tăng lên, làm cho tỷ trọng cho vay có bảo đảm của Chi nhánh tăng lên, năm 2011 là 93%, năm 2012 là 99%, đạt chỉ tiêu về cho vay có tài sản bảo đảm do NHCT Việt Nam giao.
2.2.3. Những chuẩn mực để đánh giá chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Hải Phòng
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Chi nhánh NHCT Hải Phòng thực hiện bảo đảm tiền vay cho những khách hàng mà uy tín không cao, hiệu quả