II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
3.4. Kiến nghị với NHCT Việt Nam
- Cần tăng thêm tính tự quyết cho Chi nhánh: Hơn ai hết CÁN Bộ TÍN DụNG của Chi nhánh là người trực tiếp tiếp cận với khoản vay, do đó tăng tính tự quyết cho Chi nhánh, giúp Chi nhánh có thể chủ động đưa ra những quyết định kịp thời về số tiền vay, về tài sản nhận bảo đảm, về xử lý TSBĐ... tránh đánh mất những cơ hội chỉ vì những quy định cứng nhắc, máy móc không phù hợp với thực tế của Chi nhánh.
- NHCT Việt Nam cần tập trung chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro NHCT Việt Nam, qua đó CÁN Bộ TÍN DụNG của Chi nhánh có thể khai thác được kịp thời và chính
xác các thông tin phòng ngừa: về tình hình thị trường sản phẩm, dự báo sự biến động của giá cả, thị phần, về những lĩnh vực đang có sự biến động lớn (thuận lợi, khó khăn), về xu thế giải thể, sáp nhập...
- Cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để qua đó CÁN Bộ TÍN DụNG có thể trao đổi những bất cập, vướng mắc của các văn bản khi triển khai tại cơ sở, để qua đó NHCT Việt Nam có thể tập hợp để tự sửa đổi hoặc trình lên các cơ quan cấp trên yêu cầu sửa đổi. Đồng thời, qua các buổi hội thảo, CÁN Bộ TÍN DụNG có thể cập nhật các văn bản, quy định mới của NHCT Việt Nam, của NHNN, cùng học tập, trao đổi, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Bên cạnh đó, NHCT Việt Nam phải có chính sách đào tạo cán bộ: có thể tự tổ chức lớp đào tạo hoặc gửi đi đào tạo ở các trường trong nước hoặc nước ngoài.
- NHCT Việt Nam đã thực hiện xong giai đoạn 1 của đề án tái cơ cấu ngân hàng. Hiện tại, NHCT Việt Nam đang trong quá trình triển khai giai đoạn 2 của đề án. Trong thời gian còn lại của đề án, NHCT Việt Nam tập trung đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, để giúp CÁN Bộ TÍN DụNG có thể rút ngắn thời gian phân tích tín dụng, tiếp cận thông tin, dần làm quen với môi trường làm việc hiện đại.
KẾT LUẬN
Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực phức tạp và có nhiều rủi ro so với các hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy việc tạo ra các điều kiện và thực hiện kinh doanh tiền tệ có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, xã hội, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việc nghiên cứu lý luận, áp dụng vào thực tiễn và đề ra các giải pháp để đạt được các mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng sẽ vạch ra được định hướng, chiến lược, đưa vào áp dụng các phương pháp là bước đi thích hợp với trình độ phát triển khách quan của nền kinh tế nước ta.
Những cơ sở lý luận và thực tiến đã nêu trong luận văn đã đi sâu vào việc nghiên cứu và giải quyết một số nội dung sau:
1. Xác định rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong tình hình nước ta hiện nay, khi mới chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
2. Xác định được rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là tất yếu, và nêu được sự cần thiết khách quan của hoạt động BĐTV của NHTM trong cơ chế mới.
3. Nêu được vai trò của BĐTV đối với sự thành công trong kinh doanh của NHTM, đối với sự an toàn và phồn thịnh của mỗi ngân hàng và cả hệ thống. Vấn đề bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế chưa phát triển ổn định, góp phần duy trì sự bền vững của các mối quan hệ kinh tế, thực hiện phương châm phòng ngừa rủi ro. Yêu cầu đặt ra là mỗi NHTM phải tự xác định cho mình cho mình nội dung và phương pháp hành động để giải quyết vấn đề an toàn tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
4. Đánh giá thực trạng và giải quyết những vấn đề BĐTV trong hoạt động của Chi nhánh Hải Phòng. Đưa ra những phân tích, nhận định một số
tồn tại và nổi cộm trong lĩnh vực hoạt động BĐTV ngân hàng từ thực tiễn vận dụng của chi nhánh.
5. Từ đó đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động BĐTV. Nâng cao chất lượng, đảm đảo an toàn trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHCT Việt Nam trong đó có Chi nhánh Hải Phòng.
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo khoa tài chính ngân hàng, thư viện ngân hàng và các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Oanh. Nhân dịp này em xin chân thành cám ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Oanh, cám ơn các bạn đồng nghiệp, đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng còn hạn chế cho nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hải Phòng năm 2009, năm 2010, năm 2011, năm 2012
2.Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005
3. Đào Minh Thảo (2011), ”Một số ý kiến về đăng ký giao dịch bảo đảm ”
4. Huỳnh Kim Trí (2012), ”Bàn về đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay”
5. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010
6. Luật Doanh nghiệp số 60/20005/QH11 ngày 29/11/2005.
7. Luật đất đai 2003
8. Ngô Thị Thu Hằng (2011), “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ”
9. Nguyễn Thùy Trang (2011), “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trọng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Một số nhận đình từ góc độ pháp lý đến thực tiễn”
10. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD
11. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội (1997), “Các qui định pháp luật về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bán đấu giá tài sản ”
12. NXB Thống kê Hà Nội (1998), ‘‘Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân Hàng”
13. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội (1997), “Luật NHNN”
14. NXB Thống kê Hà Nội (2005), “MarkettingNgân hàng”
15. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội (2005), “Một số vấn đề về quản trị kinh doanh”
16. NXB Thành phố Hồ Chí Minh (2005), “Nghiệp vụ NHTM (Học viện ngân hàng) ”
17. NXB Quốc gia Hà Nội (1997), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ”
18. Phạm Hùng Thắng (2011), “Bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng tại Hà Nội ”
19. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ năm 2010, 2011, 2012.
20. Tạp chí ngân hàng năm 2010, 2011, 2012.
21. Tạp chí NHCT Việt Nam năm 2010, 2011, 2012
22. Võ Mười (2011),’’Để sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay đúng quy định, đảm bảo an toàn và hiệu quả ”