Quy trình bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Hải Phòng

Một phần của tài liệu 0014 giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57 - 62)

II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

2.2.1. Quy trình bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Hải Phòng

Mục tiêu đầu tiên của Ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng là nhằm thu được lợi nhuận từ cho vay dựa vào doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó, một dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là dự án có ít rủi ro trong tương lai và bảo đảm mang về cho chủ dự án khoản thu nhập kỳ vọng, đồng thời phải đủ trang trải chi phí trả lãi và nợ gốc cho Ngân hàng. Chính vì vậy cơ sở để cấp tín dụng cho khách hàng là dựa vào việc thẩm định dự án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đệ trình lên chứ không phải trên cơ sở thẩm định cân nhắc xem tài sản đảm bảo có đủ trang trải cho nợ gốc, lãi vay, lãi phạt và các chi phí khác hay không.

Do vậy, đảm bảo tiền vay chỉ là biện pháp để phòng tránh rủi ro tín dụng, không phải là cơ sở để cấp tín dụng.

Trong nhiều trường hợp Ngân hàng vẫn cấp tín dụng cho khách hàng mà không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. Ngân hàng thường áp dụng loại cho vay bằng tín chấp này đối với những khách hàng truyền thống, uy tín, quy mô vốn lớn, dự án sản xuất kinh doanh hứa hẹn thu nhiều lợi nhuận. Tức là dự án đầu tư đó phải đủ an toàn thì mới được cấp tín dụng không có bảo đảm.

Còn đối với những dự án bị đánh giá là có độ rủi ro cao thì có tài sản bảo đảm là một trong ba điều kiện phải có của khách hàng để được Ngân hàng đồng ý cho vay. Chính vì thế bảo đảm tiền vay thường được áp dụng với cho vay ngoài quốc doanh, cho vay tư nhân.

Bằng nhiều biện pháp bảo đảm sản cho khoản nợ vay và có rất nhiều loại tài sản được dùng để bảo đảm tiền vay ở Chi nhánh Hải Phòng nhưng với bất kì biện pháp bảo đảm nào thì khi cho vay có bảo đảm, Chi nhánh Hải Phòng thực hiện theo các bước sau:

2.2.1.1. Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm:

Chi nhánh Hải Phòng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở thẩm định khách hàng, hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn trước đó, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phải có bảo đảm cho khoản nợ vay. Điều đó có nghĩa là nếu như khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi mà có bảo đảm, hay khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi mà không có bảo đảm thì cũng không được Ngân hàng cấp tín dụng. Trước khi cấp tín dụng, ngoài việc thẩm định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng còn yêu cầu có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm đó phải theo chế độ quy định.

Cụ thể: Tài sản có được dùng để bảo đảm tiền vay hay không; tài sản có được phép giao dịch không; tài sản phải không có tranh chấp; tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Ở đây tài sản bảo đảm có thể là tài sản của khách hàng vay, tài sản của bên thứ ba hay tài sản hình thành từ vốn vay.

Cán bộ tín dụng được lãnh đạo phòng phân công nhiệm vụ trực phòng sẽ đón tiếp khách hàng, xem xét hồ sơ'.... báo cáo lãnh đạo phòng trình Ban Giám đốc xem xét để quyết định thẩm định đầu tư hay không. Cụ thể: Thẩm định kĩ hồ sơ pháp lí. giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay và phương án sản xuất kinh doanh. trả nợ của khách hàng. Nếu quyết định đầu tư thì kí hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu thẩm định không đủ điều kiện đầu tư thì trả lại hồ sơ cho khách hàng.

2.2.1.2. Đánh giá tài sản bảo đảm

Kiểm tra thực chất tài sản bảo đảm về mã số. chất lượng. số lượng. thị trường tiêu thụ. Đối với tài sản bảo đảm đòi hỏi công nghệ phức tạp thì phải có chuyên gia kĩ thuật cùng cán bộ kĩ thuật thẩm định.

Trước khi cấp tín dụng. ngoài việc thẩm định phương án kinh doanh khả thi. tình hình tài chính của khách hàng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngân hàng phải thẩm định tài sản bảo đảm đó là biện pháp thứ hai để thu hồi nợ và cũng rất quan trọng nhằm tránh rủi ro cho Ngân hàng. Khi thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay phải trên cơ sở quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước. các bộ ngành liên quan. Ngân hàng Công thưong Việt Nam.

Theo Công văn 7762/TGĐ-NHCT35, Chi nhánh Hải Phòng đã thành lập tổ thẩm định để đánh giá tài sản: Kể cả tài sản là quyền sử dụng đất hay không phải là quyền sử dụng đất đều được tổ thẩm định định giá khách quan dựa trên nguyên tắc định giá của Chính phủ. Đó là: Nghị định 163/2006/ NĐ - CP ngày 10/4/2012 về bảo đảm tiền vay. nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi. bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/ NĐ- CP.

Xác định giá trị tài sản bảo đảm và lập biên bản định giá của tài sản bảo đảm có chữ kí của khách hàng vay (biên bản lập 4 liên; Ngân hàng giữ 2 liên; phòng công chứng giữ 1 liên; khách hàng giữ 1 liên)

Cụ thể đối với từng loại tài sản bảo đảm:

Tài sản bảo đảm là giá trị quyền sử dụng đất thì Ngân hàng đánh giá trên cơ sở giá đất của UBND Thành phố quy định từng thời kì, sau khi có

Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/4/2012 thì giá đất được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận giữa TCTD, khách hàng vay, bên bảo lãnh theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương tại thời điểm thế chấp. Tài sản gắn liền với đất, cụ thể là nhà ở được định giá theo giá chuẩn xây dựng do UBND thành phố quy định. Ngân hàng xác định mức cho vay đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản tối đa bằng 70% giá trị của tài sản bảo đảm.

Còn đối với tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị hay dây truyền sản xuất thì định giá tài sản bảo đảm trên cơ sở nguyên giá của tài sản trừ đi giá trị hao mòn của tài sản đó, ngoài ra còn xem thực trạng máy móc thiết bị để định giá. Tài sản bảo đảm là nguyên nhiên vật liệu hàng hoá thì Ngân hàng tiến hành xác định tính hiện thực của tài sản bảo đảm, định giá tài sản bảo đảm dựa vào giá trị nhập kho của những tài sản đó. Khi loại tài sản bảo đảm là những giấy tờ có giá thì Ngân hàng xác định tính chân thực của những giấy tờ có giá đó, thời hạn, mệnh giá... và báo cho đơn vị phát hành của của những giấy tờ có giá đó họ theo dõi, tránh trường hợp bên bảo đảm đã mang cầm cố giấy tờ có giá rồi lại báo mất với người phát hành để họ rút tiền. Mức Ngân hàng cho vay có bảo đảm là giấy tờ có giá bằng chính giá trị giấy tờ có giá đó: nếu là trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác trị giá bằng tiền do Chính phủ, Bộ Tài chính và các NHTM Quốc doanh phát hành thì tuỳ Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên nguyên tắc: Giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác.

Nhập kho hồ sơ bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng trình lãnh đạo phòng và Ban Giám đốc hồ sơ bảo đảm tiền vay, lập phiếu nhập kho sau đó cùng khách hàng nhập kho hồ sơ bảo đảm đó ( phiếu nhập 03 liên; khách hàng giữ 01 liên; Ngân hàng giữ 02 liên cho kế toán và kho quỹ lưu).

Khi kí kết hợp đồng bảo đảm tín dụng, đối với loại tài sản bảo đảm là nhà cửa, giá trị quyền sử dụng đất hay máy móc thiết bị... thì hai bên phải tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng.

Sau khi kí kết xong hợp đồng tín dụng, tất cả những giấy tờ có liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu của tài sản bảo đảm hay giấy tờ có giá đem cầm cố phải được bảo quản trong kho của Ngân hàng. Hết thời hạn hợp đồng tín dụng, nếu bên bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng giải chấp cho những tài sản bảo đảm. Còn nếu như bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng tiến hành xử lí tài sản bảo đảm để thu hồi vốn.

2.2.1.4. Xử lí tài sản bảo đảm

Sau 60 ngày kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, hoặc bên vay là doanh nghiệp bị giải thể theo luật phá sản thì Ngân hàng tiến hành xử lí tài sản bảo đảm theo các phương thức sau:

Thứ nhất: Bán tài sản bảo đảm trực tiếp cho người mua ( đối với những loại tài sản mà pháp luật không quy định phải bán đấu giá). Thông thường ngân hàng và bên bảo đảm thoả thuận xác định giá của tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lí. Nếu như hai bên không thoả thuận được giá của tài sản bảo đảm thì ngân hàng tiến hành thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá của tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn đã xác định, giá thực tế tại nơi xử lí và giá quy định của Nhà nước (nếu có). Chi nhánh có thể thoả thuận để bên bảo đảm tự phát mại tài sản. Đây là phương án tốt bởi ngân hàng không phải dùng biện pháp ép buộc nào đối với bên bảo đảm mà lại giảm chi phí phát mại tài sản cho ngân hàng. Tuy nhiên, để làm được điều này là rất kho đối với ngân hàng vì trong trường hợp bên bảo đảm không còn khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng thì việc thoả thuận với họ bán tài sản của chính mình để trả nợ là điều họ không hề mong muốn. Do vậy họ trì hoãn thời gian trả nợ, không tự bán tài sản nhanh làm cho khoản nợ ngày càng lớn mà khả năng thanh toán lại không còn. Trên thực tế, để rút ngắn thời gian xử lí tài bảo đảm và tránh rủi ro cho mình, ngân hàng phải chủ động tìm kiếm người mua tài sản bảo đảm.

Thứ hai: Ngân hàng và bên bảo đảm có thể thoả thuận phương án gán nợ ( trừ tà sản giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản). Điều đó có nghĩa là ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm đó. Theo phương thức này, ngân hàng

với bên bảo đảm thoả thuận giá cả của tài sản bảo đảm trên cơ sở giá trị của giá trị của tài sản bảo đảm đó (sau khi trừ đi khấu hao) và tham khảo giá cả thị trường. Đối với những loại tài sản mà ngân hàng và bên bảo đảm không thoả thuận được giá hay không có đủ khả năng, điều kiện để xác định giá trị của tài sản bảo đảm thì ngân hàng có thể thuê chuyên gia kĩ thuật hoặc cơ quan chuyên trách xác định giá trị của tài sản bảo đảm.

Ngân hàng nhận chính tài sản đó để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của bên bảo đảm mà tài sản bảo đảm đó chưa được làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng thì chưa phải nộp thuế chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng và lấy giá trị tài sản bảo đảm được định giá khi xử lí làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn sau khi trừ đi các chi phí khác (nếu có) và ngân hàng được tiếp nhận tài sản. Phương thức xử lí tài sản này thường áp dụng đối với những loại tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoặc tài sản đó là giấy tờ có giá mà ngân hàng dễ dàng phát mại để thu hồi vốn nhanh chóng.

Thứ ba: Ngân hàng và bên bảo đảm có thể uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc đấu giá trực tiếp trên thị trường. Phương thức này được chi nhánh áp dụng đối với những loại tài sản mà pháp luật quy định phải bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản và một số tài sản khác khó tìm kiếm người mua trên thị trường.

Nếu các phương thức xử lí trên không thực hiện được thì ngân hàng đề nghị toà án có thẩm quyền giải quyết. Khi có tranh chấp và kiện tụng tại toà án phát sinh thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lí theo phán quyết của toà án hay theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lí theo luật phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 0014 giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w