Tiêu chí đánh giá chất lượng chovay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 32)

Khi xem xét chất lượng cho vay, NHTM thường xem xét 3 yếu tố: tăng trưởng, sinh lời của khoản vay và mức độ an toàn. Các chỉ tiêu được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá 3 vấn đề cốt lõi, đó là kết quả về tăng trưởng, sinh lời và mức độ an toàn. Cụ thể:

- Đánh giá kết quả tăng trưởng qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cho vay các năm. - Đánh giá kết quả sinh lời qua chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay và

chỉ tiêu lãi treo.

- Đánh giá mức độ an toàn qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ khó đòi (nợ xấu); Tỷ lệ nợ mất vốn; Dự phòng rủi ro và tỷ lệ cho vay có bảo đảm.

Mức độ

an toàn của khoản vay (khả năng trả nợ của khách hàng), các NHTM luôn rất quan

tâm trước khi quyết định cho vay đối với khách hàng là khả năng hoàn trả khoản

vay của khách hàng. Một khoản vay không trả được nợ hay chứa đựng nhiều nguy

cơ không trả được nợ thì được coi là khoản vay có chất lượng kém và ngược

lại. Sự

không được hoàn trả thì rất có nguy cơ ngân hàng đó sẽ rơi vào tình trạng thất thoát vốn kinh doanh, mất khả năng thanh toán và nặng hơn nữa là dẫn đến phá sản. Chính vì vậy, NHTM là một trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM cần được xem xét bao gồm:

Chỉ tiêu dư nợ:

- Công thức: Tỷ trọng dư nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng KHDN/ Tổng dư nợ tín dụng x 100%

- Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ cho vay của đối tượng KHDN trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ càng cao cho thấy hoạt động tín dụng

đối với KHDN đạt kết quả tốt và ngược lại • Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ

- Doanh số thu nợ là số tiền mà doanh nghiệp đã trả nợ cho ngân hàng trong kỳ báo cáo (năm).

- Công thức: Hệ số thu nợ trong kỳ = Doanh số thu nợ trong kỳ/ Doanh số cho vay trong kỳ

Trong đó: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay trong kỳ báo cáo (năm).

- Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu

quả thu

hồi nợ của ngân hàng càng lớn và do đó chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân

hàng càng lớn.

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

- Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho doanh nghiệp vay vào thời điểm cuối kỳ báo cáo (năm). Dư nợ cho vay của ngân hàng càng lớn thì

+ Dư nợ cho vay quá hạn (Nợ quá hạn) là số tiền mà các doanh nghiệp đã vay của ngân hàng nhưng không trả được khi đã đến hạn trả theo thoả thuận ghi trên hợp đồng cho vay tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (năm). Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay đang có nguy cơ gặp rủi ro không thu hồi được.

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết khả năng không thu hồi được vốn của ngân hàng là bao nhiêu trong tổng số vốn mà ngân hàng đang cho doanh nghiệp vay.

- Công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Dư nợ cho vay x 100%

- Xét về mặt bản chất, cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không

được trả

đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang

nợ quá hạn với lãi suất cao hơn bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ

quá hạn là các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng

cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn,

mất khả

năng thanh toán và giảm lợi nhuận. Tức là, chỉ tiêu nợ quá hạn càng cao thì chất

lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng cũng thấp. • Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

- Nợ xấu là một phần của nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã quá hạn theo thời hạn đã

cơ cấu

lại.

- Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá chính xác chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM.

ngân hàng phải đối mặt. Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có thể đánh giá được phần nào chất lượng cho vay NHTM. Neu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay thấp. Tuy nhiên, nợ quán hạn, nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, điều quan trọng là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ dư nợ cho vay có TSĐB

- Công thức: Tỷ lệ dư nợ cho vay KHDN có TSĐB= Dư nợ cho vay KHDN có TSĐB/ Dư nợ cho vay KHDN x 100%

- TSĐB là một trong những yêu cầu quan trọng của ngân hàng đối với một doanh nghiệp. TSĐB như một cam kết trả nợ của doanh nghiệp khi vay vốn. Nếu

DN không trả được nợ, ngân hàng có quyền phát mại TSĐB để thu nợ. Tỷ lệ

dư nợ

cho vay có TSĐB càng cao thì tính an toàn của khoản vay càng lớn.

Thu nhập có được

Thu nhập có được là số lãi mà cho vay doanh nghiệp mang lại cho ngân hàng trong kỳ báo cáo (năm). Thu nhập có được càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là tốt; và ngược lại nếu thu nhập có được càng thấp hoặc âm thì tức là chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thấp, cần phải được xem xét lại.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w