Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự thành công đối với mọi hoạt ddộng của chi nhánh. Đặc biệt, hoạt động cho vay của ngân hàng tiềm ẩn quá nhiều rủi ro thì vấn đề con người lại càng được coi trọng và phát huy. Hiện nay, chất lượng nhân sự tại chi nhánh đang giảm sút đáng kể: số lượng nhân sự biến động mạnh, nhân viên có kinh nghiệm có xu hướng rời bỏ chi nhánh sang các ngân hàng khác hoặc chi nhánh khác trong cùng hệ thống, nhân sự tuyển mới không có kinh nghiệm hoặc bằng cấp chuyên môn không trong lĩnh vực ngân hàng.

- Có chính sách tốt để tuyển dụng và giữ chân các cán bộ tín dụng có năng lực.

Tăng các tiêu chí và yêu cầu tuyển dụng đầu vào: Các cán bộ tín dụng phải có đầy đủ tư cách của một người nắm vững trình độ chuyên môn, nhanh nhạy và có tư các đạo đức, kiến thức xã hội sâu sắc. Cấp lãnh đạo ngoài am hiểu chuyên môn, cần trau dồi tư chất lãnh đạo, luôn biết đổi mới tác phong làm việc theo hướng tích cực: chi tiết hơn, chính xác hơn, sẵn sàng khắc phục sai sót, biết học hỏi và tự nâng cao trình độ của bản thân...

Đối với nhân sự tuyển mới, cần đưa ra mức lương ưu đãi cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm, từng làm việc tại các tổ chức tín dụng lớn, có uy tín. Đối với nhân sự hiện hữu, Ban lãnh đạo chi nhánh cần chấn chỉnh phong cách làm việc của các nhân viên, sẵn sàng đào thải các cán bộ yếu kém để thanh lọc môi trường làm việc. Có cơ chế đãi ngộ với nhân viên: quan tâm tới đời sống và lợi ích của mỗi cán bộ nhân viên, tạo điều kiện cho các nhân viên có năng lực phát triển không quá vướng bận vào vấn đề cơm áo gạo tiền. Tránh xảy ra các sai phạm do lạm dụng đặc quyền, nhận hối lộ của khách hàng để lơ là quá trình thẩm định cho vay. Đây chính là giải pháp quan trọng nhất về nhân sự mà Chi nhánh Thanh Xuân phải giải quyết để giữ chân các cán bộ giỏi, tránh hiện tượng chảy máu chất xám sang các ngân hàng đối thủ khác.

Bên cạnh đó, Chi nhánh Thanh Xuân cần thường xuyên tham khảo ý kiến của khách hàng về phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên. Qua đó, đưa ra các biện pháp cải thiện năng lực của nhân viên. Đồng thời, thường xuyên thăm dò mức độ hài lòng của nhân sự đối với tiền thưởng - phạt. và có những tác động kịp thời đê khuyến khích tinh thần và trách nhiệm của nhân viên.

- Huấn luyện, đào tạo nâng cao nghiệp vụ của cán bộ: Công tác đào tạo là công

cụ tốt để nâng cao trình độ cho các cán bộ tại chi nhánh. Với nguồn nhân sự mới và chưa có kinh nghiệm thì ngoài việc cử các cán bộ theo học chương trình đào tại của hệ thống thì việc tự đào tạo tại chi nhánh trở nên vô cùng quan trọng. Đặc biệt, cần nâng cao kiến thức về công tác thẩm định, nghiệp vụ quản lý tín dụng, phòng ngừa rủi ro để đảm bảo cập nhật các thông tin mới nhất phục vụ cho công tác chuyên

môn. Ngoài ra, chi nhánh nên tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ các chi nhánh khác trong khu vực, các phòng ban liên quan để chia sẻ kinh nghiệm và dễ dàng phối hợp trong quá trình tác nghiệp.

Đưa ra các chính sách khuyến khích các cán bộ tự nâng cao trình độ của mình: Việc học tập để nâng cao trình độ không chỉ từ phía chi nhánh tự tổ chức mà còn có thể thông qua con đường khác, đó là việc các cán bộ tự trau dồi và nâng cao trình độ bản thân. Để thực hiện điều này, Chi nhánh cần có các chính sách hỗ trợ (về vật chất, tinh thần cũng như thời gian) các cán bộ nhân viên khi họ tham gia các lớp đào tạo bên ngoài, các chương trình đào tạo trong và ngoài nước (cao học, nghiên cứu sinh...)

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa từng cá nhân, bộ phận trong Chi nhánh:

Các cán bộ tín dụng cần hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quy trình tín dụng. Có mức khen thưởng thích hợp, có các chương trình thi đua tạo động lực trong chi nhánh; bên cạnh đó, Chi nhánh cần đưa ra các chỉ tiêu phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp làm việc không có trách nhiệm, hoặc cố tình vi phạm các quy định của ngân hàng để làm lợi cho bản thân, cho dù là nhỏ nhất, tăng cường việc quản lý nội quy lao động cơ quan để tạo tác phong chuyên nghiệp cho các cán bộ. Việc phân chia trách nhiệm và ủy quyền của cán bộ kiểm soát (trưởng nhóm, trưởng phòng) nên rõ ràng, khách quan trước mọi sai sót, không bao che hành vi sai trái và không thành kiến, kỳ thị đối với những sai sót đã được giải quyết.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w