Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

Tại Việt Nam, cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, các DN hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh vai trò và tiềm năng rất to lớn của mình trong việc sản xuất hàng hoá, máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất của xã hội, nhất là cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp, các DN còn góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động, tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế... Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này cần phải có sự quan tâm, phối hợp và giúp đỡ nhiều hơn nữa của Nhà nước, các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương. Dưới đây là một số kiến nghị đối với

Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo ra điều kiện hơn nữa cho các DN phát huy vai trò phát huy tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế xã hội, đồng phần góp phần ngăn ngừa được những nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này:

- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.

- Các đơn vị tham mưu thuộc NHNN bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá, tạo điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

- Cần áp dụng một cách linh hoạt những công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở... để điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường và những diễn biến bất thường của lãi suất. Tránh tình trạng để nền kinh tế bị “khát” vốn hay bị “đóng băng” về vốn, đồng thời tránh sự can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước vào hoạt động của các NHTM. - Cần có một quy chế cho vay và quy chế miễn giảm lãi áp dụng riêng đối với

các DNV&N để các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động cho vay nhất là cho vay đối với các DNV&N. Hoạt động này có thể được tiến hành theo phương thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM, công tác thanh tra còn phải nêu lên những kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ, sửa chữa cho các NHTM để từ đó nâng cao được chất lượng quản lý của NHTM trong việc cho vay, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công tác làm thanh tra, tránh một tình trạng phổ biến hiện nay là một số cán bộ có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra NHTM không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro

của các món vay hay của khách hàng vay. Một số khác do không nắm chắc quy trình cho vay và các văn bản có liên quan hiện hành nên đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu không cần thiết, không sát với thực tế, không tập trung thanh tra vào nội dung chủ yếu của công tác cho vay, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát chưa cao.

- Cuối cùng, NHNN cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của trung tâm thông tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng là tổ chức trung gian đứng ra thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức tín dụng. Việc chia sẻ thông tin sẽ ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng. Đồng thời, nó cũng giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn do giảm chi phí điều tra thông tin. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng có thể tăng trưởng dư nợ, và giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.

Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập từ năm 1999. Là một tổ chức thông tin tín dụng công, CIC có 02 chức năng chủ yếu sau:

- Thu thập thông tin tín dụng về người vay từ các tổ chức tín dụng và cung cấp thông tin trở lại cho các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các quy định về giám sát các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là rất nhanh.

Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ước tính là 30%/năm cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt về khách hàng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế; thì vai trò cũng như nhiệm vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong những năm tới là hết sức nặng nề. Để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng lớn, phục vụ đắc lực cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam,

Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có những biện pháp sau đối với các tổ chức tín dụng:

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải khai báo thông tin khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Yêu cầu việc khai thác, sử dụng thông tin tín dụng trong việc thực hiện cấp tín dụng là một điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

- Hoàn thiện, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm quản lý tốt hơn việc thu thập và cung cấp thông tin hồ sơ khác hàng đến các tổ chức tín dụng hoạt động trên cả nước.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tăng cường các kênh cung cấp

thông tin của trung tâm thông tin tín dụng CIC, mở rộng hệ thống này trên cả nước.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Ả

Với tư cách là cấp quản lý cao nhất trong hệ thống SeABank, ban lãnh đạo ngân hàng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chi nhánh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để làm được điều đó:

- Lãnh đạo SeABank cần đưa ra định hướng chung đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp để làm phương hướng hoạt động cho Chi nhánh.

- Chỉ đạo sát sao, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, điều thêm các chuyên viên tín dụng giỏi để hỗ trợ Chi nhánh trong quá trình hoạt động cũng như giúp Chi nhánh giải quyết các vấn đề khó khăn đối với những khoản vay có chất lượng xấu.

- Hỗ trợ về mặt tài chính, thông tin và công nghệ cho Chi nhánh để Chi nhánh có thể thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay.

- Tổ chức các đợt tập huấn tổng thể nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ tín dụng trực thuộc các chi nhánh.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng đối với các doanh nghiệp để từ đó thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Hiện tại, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục hoàn thiện mô hình cấp tín dụng trên toàn hệ thống. Quy trình cho vay nói chung và quy trình cho vay

khách hàng doanh nghiệp nói riêng dự kiến sẽ tiếp tục có những thay đổi. Việc thay đổi quy trình cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của chi nhánh, vì vậy SeABank cần khẩn trương thực hiện, xây dựng một quy trình cho vay chuẩn nhất và triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống (tránh việc thay đổi nhiều lần) để chi nhánh có thể ổn định hoạt động cho vay doanh nghiệp từ đó tập trung hết sức cho nhiệm vụ phát triển hoạt động cho vay sao cho hiệu quả nhất.

- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần xây dựng thêm nhiều các sản phẩm cho vay cho riêng đối với từng loại hình khách hàng là các doanh nghiệp trong đó chú ý đến các loại hình doanh nghiệp mới như các tập đoàn, các công ty mẹ con...

- Hệ thống văn bản quy định về nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á hiện đang rất lớn, được sửa đổi và thay thế nhiều lần dẫn đến các cán bộ tác nghiệp khó theo dõi và áp dung. Vì vậy, bộ phận chế độ tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần cơ cấu lại hệ thống văn bản nghiệp vụ sao cho thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cán bộ tác nghiệp theo dõi và áp dụng (Hiện website cẩm nang tín dụng đã được xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được các cán bộ tín dụng vào tra cứu)

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng, công tác này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần xây dựng các chuyên đề kiểm tra hàng năm, bao gồm cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện. Mặt khác cần nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm soát, cán bộ tại bộ phận này phải có kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực tín dụng và có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế tại chi nhánh.

- Cần tăng cường hiệu lực công tác thông tin và thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống SeABank cho tới tận các chi nhánh, các điểm giao dịch: Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong khi cấp tín dụng/cho vay khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên việc thu thập thông tin tại Việt Nam là hết sức khó khăn do thị trường không minh bạch, các thông tin bị che dấu và công bố sai. Từ đó việc tổng hợp

thông tin để làm dữ liệu so sánh và cơ sở thẩm định cấp tín dụng là tốn kém và mất nhiều thời gian. Hội sở chính với vai trò đầu não của hệ thống cần xây dựng các kênh thông tin từ các "nguồn" tin cậy, thực hiện các báo cáo đánh giá chung về các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thẩm định, cho vay doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu về cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng hiện đang đặt ra với SeABank Thanh Xuân là rất cao, trong điều kiện nền kinh tế đang đầy bất ổn và rủi ro hiện nay thì phát triển dư nợ nhanh tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần tính toán lại các chỉ tiêu giao cho chi nhánh sao cho vừa khuyến khích chi nhánh phát triển được dư nợ, vừa bảo đảm hoạt động cho vay không tăng trưởng quá nóng, nâng cao tối đa hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể nói, công tác nâng cao cho vay khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng góp phần phòng ngừa hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần có những phương pháp áp dụng phòng ngừa rủi ro sao cho phù hợp điều kiện hoạt động. Phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Hạn chế những khoản nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của Ngân hàng.

Bên cạnh đó vai trò của hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế rất quan trọng: Ngân hàng là chiếc cầu nối luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cần nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp cả về dịch vụ và các sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế ngày một phát triển.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, chất lượng cho vay khách hàng Doanh nghiệp luôn là một chỉ tiêu quan trọng, không thể thiếu khi đánh giá hoạt động của một NHTM, đặc biệt là đối với SeABank Thanh Xuân. Qua những phân tích đánh giá ở trên có thế thấy SeABank Thanh Xuân trong những năm gần đây có hoạt động kinh doanh khá tốt trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế nếu khắc phục được thì chất lượng và hiệu quả cho vay sẽ cao hơn nữa. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau đây:

Một là, luận văn đã làm rõ khái niệm về chất lượng và xây dựng được hệ thống

chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đánh giá 03 vấn đề cốt lõi về hiệu quả cho vay là tăng trưởng, sinh lời và an toàn.

Hai là, luận văn đã làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp

tại SeABank Thanh Xuân từ năm 2015 đến năm 2017.

Cuối cùng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác

động ngắn hạn cũng như dài hạn để nâng cao chất lượng, tập trung giải quyết triệt để vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành trong việc tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động cho vay của NHTM.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ tịch Quốc Hội, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH12) ngày 17/06/2010.

2. Học viện Ngân hàng (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội;

3. Mai Thị Lệ Oanh (2010), Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Sài Gòn, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

4. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á, Báo cáo thường niên các năm

2015,2016,2017

5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thanh Xuân, Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015,2016,2017

6. Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015), Phân tích tình hình cho vay khách hàng

doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Đắk Lắk, Đại học Đà Nang, TP Đà Nằng.

7. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hà Thu (2017), Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Đông Nam Á- Chi nhánh Hải Dương, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học

Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Thanh Hải (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín

dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM: Kinh nghiệm của Mỹ và một vài gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí-Cơ quan thông tin lý

luận của Bộ Công thương, (3), tr.292-295.

11. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w