Hoàn thiện hệ thống quy trình, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 88)

Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Đây là quy trình chặt chẽ gồm nhiều bước. Cán bộ tác nghiệp phải theo sát quá trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như xếp hạng khách hàng để điều chỉnh mức độ an toàn vốn, thẩm định hoạt động kinh doanh của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo,... Có một số giải pháp liên quan đến hệ thống quy trình nghiệp vụ như sau:

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: Tuy đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng riêng nhưng hệ thống này tại

SeABank đang tồn tại tương đối nhiều bất cập bởi phần mềm tạo lập cũng như chưa thể kiểm soát và bao quát hết tất cả các khía cạnh của quy trình tín dụng. Để đáp ứng các yêu cầu mới, nâng cao chất lượng cho vay KHDN và từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, tổ chức hội thảo lấy ý góp ý của các cán bộ tín dụng về hệ thống chấm điểm, kết hợp với các chuyên gia nhằm rà soát các tiêu chí, điều chỉnh thuật ngữ chuyên môn phù hợp và cập nhật hơn, bổ sung một số chỉ tiêu: tình hình phát sinh nợ quá hạn, lịch sử nợ xấu tại các TCTD khác, số lần chậm trả lãi, số lần gia hạn nợ, tỷ lệ dòng tiền về tài khoản thanh toán/tổng dư nợ phát sinh.

Thứ hai, SeABank cũng nên tham khảo hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của một số ngân hàng lên trong hệ thống như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank,. từ đó rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đại, phù hợp và hiệu quả cho riêng mình, vừa nâng cao uy tín đối với khách hàng, vừa tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng Doanh nghiệp: Một trong những yếu

thẩm định cho vay. Tùy thuộc vào quy mô vốn, năng lực đội ngũ nhân sự, mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng mà quy trình thẩm định được thiết kế khác nhau.

Đối với tín dụng cho KHDN có nhiều sản phẩm được xây dựng riêng cho từng lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn vốn, phòng chính sách sản phẩm, phòng quản trị rủi ro của SeABank cần phối hợp với Ban giám đốc của các đơn vị kinh doanh để sớm ban hành, bổ sung, sửa đổi các chính sách về hệ thống tiêu chí thẩm định, điều chỉnh thủ tục cho vay hợp lý, đơn giản tương ứng với từng nhóm sản phẩm này. Đồng thời, nội dung thẩm định Doanh nghiệp cần chặt chẽ hơn. Thực tế, mục tiêu đơn giản hóa thủ tục cho vay, quy trình thẩm định hoặc do ý thức trách nhiệm của các cán bộ ngân hàng nên đã bỏ qua nhiều tiêu chí đánh giá quan trọng dẫn tới quá trình thẩm định qua loa, lỏng lẻo, không hiệu quả, tăng khả năng rủi ro mất vốn. Bởi vậy, các cán bộ quản lý khách hàng, các cán bộ thẩm định ngoài bám chắc quy trình thẩm định (phân tích BCTC, chỉ tiêu NPV,IRR,PI,PP,...) còn có thể nghiêm cứu chiến lược SWOT để có thêm cái nhìn tổng quan và chính xác về tình hình của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án vay vốn. Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp, các cán bộ kinh doanh cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể: Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, thì các bước hướng dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào phương án xin vay. Ngược lại, đối với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng, cán bộ ngân hàng cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng các bước trong quy trình, để đảm bảo rằng khách hàng hiểu rõ và thực hiện được các yêu cầu của ngân hàng.

Hiện nay, từ 01/06/2018 trong hệ thống SeABank thì tất cả các khoản cho vay đều phải thông qua Phòng Thẩm định tín dụng Hội sở- đây là một bước tiến mới nhằm kiểm soát khoản cấp tín dụng vì quyết định cho vay sẽ mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên, các cán bộ Hội sở chỉ được tiếp xúc khách hàng gián tiếp qua hồ sơ

mà không được tiếp cận trực tiếp, nên vẫn cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nhận thức trong thẩm định KHDN đối với các cán bộ cho vay tại đơn vị kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w