Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 33 - 38)

- Chính sách cho vay

Đó là đường lối, chủ trương trong việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp nghiệp vụ cho vay, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng. Nội dung cơ bản của chính sách cho vay là các vấn đề liên quan tới việc cấp cho vay như các chính sách về khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời hạn, các TSĐB và các tài sản có vấn đề. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp và đảm bảo khả năng sinh lời. Bất cứ

Ngân hàng nào muốn phát triển nghiệp vụ cho vay đều phải có chính sách cho vay phù hợp với điều kiện của Ngân hàng và của thị trường. Nếu chính sách cho vay được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hòa lợi ích của Ngân hàng, của doanh nghiệp và của xã hội thì sẽ hứa hẹn khả năng

phát triển nghiệp vụ cho vay tốt. Ngược lại, nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách cho vay không hợp lý, không khoa học thì chắc chắn khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay nói chung và cho vay KHDN nói riêng của Ngân hàng sẽ không cao thậm chí rất thấp.

- Nghiệp vụ Marketing ở Ngân hàng

Marketing Ngân hàng có thể được hiểu như cách tổ chức của Ngân hàng sao cho thoả mãn tốt nhất nhu cầu vốn đối với nhóm khách hàng được lựa chọn nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Marketing Ngân hàng tác động rất lớn đến nghiệp vụ cho vay, trong đó có cho vay KHDN.

Ngân hàng có chính sách marketing tốt được hiểu là nghiên cứu thị trường tốt, chiến lược marketing hợp lý, sẽ thu hút được các doanh nghiệp đến với Ngân hàng. Khi đó nó sẽ tạo nên tác động tích cực đối với việc cho vay, thúc đẩy nghiệp vụ cho vay KHDN phát triển. Ngược lại, nếu Ngân hàng không xây dựng cho mình chiến lược marketing hoặc marketing yếu kém, doanh nghiệp không hiểu biết về Ngân hàng sẽ làm nản lòng người đi vay, gây hạn chế việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay được thực hiện giữa Ngân hàng với doanh nghiệp, là tổng hoà các quy trình từ xét duyệt cho vay (nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định cho vay, quyết định cho vay), quy trình giải ngân món vay (hướng dẫn nhận hồ sơ giải ngân, xét duyệt giải ngân, thực hiện giải ngân), quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay (xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, lập biên bản báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay), quy trình thu hồi nợ vay (đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn, thực hiện thu nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý TSĐB để thu nợ).

Ngân hàng cần phải xem xét, lập ra một quy trình cho vay KHDN đảm bảo tính logic khoa học, phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại một quy trình rườm rà, thiếu khoa

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin

Thông tin là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Trong cạnh tranh ai nắm được thông tin trước là người có khả năng dành chiến thắng lớn hơn, với Ngân hàng thông tin trong nghiệp vụ cho vay hết sức cần thiết là cơ sở để xem xét, quyết định cho vay hay không cho vay và theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như mua thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin, đến cơ sở doanh nghiệp trực tiếp xem xét, thông tin từ hồ sơ xin vay vốn.

Nếu NHTM có những thông tin tốt thì Ngân hàng có thể đánh giá phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác, lựa chọn những khoản vay tốt, an toàn đồng thời loại bỏ những khoản vay có vấn đề. Thông tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Thông tin chính xác kịp thời đầy đủ còn giúp cho Ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách cho vay một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần thúc đẩy phát triển nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Ngược lại, khi thông tin Ngân hàng thu được là thiếu chính xác, không kịp thời có thể sẽ khiến Ngân hàng mất đi cơ hội phát triển khách hàng, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Khả năng tổ chức của Ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay. Tổ chức ở đây bao gồm tổ chức các phòng ban, nhân sự và tổ chức các nghiệp vụ trong Ngân hàng.

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong Ngân hàng, giữa các Ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho Ngân hàng nghiệp vụ nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của các doanh nghiệp, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản cho vay, từ đó nâng cao khả năng phát triển nghiệp vụ

cho vay KHDN. Ngược lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng không hợp lý sẽ không đảm bảo được việc vận hành công việc một cách trôi chảy, dẫn tới không hoặc chậm trễ đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không có niềm tin và không giới thiệu các khách hàng tốt cho Ngân hàng. Từ đó sẽ dẫn tới hạn chế việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng

Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong Ngân hàng, nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người cán bộ cho vay. Bên cạnh đó một trong những đặc tính của sản phẩm Ngân hàng là hình thức dịch vụ mang hình thái phi vật chất mà cả quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm phải được tiến hành một cách đồng thời với sự tham gia của ba yếu tố: khách hàng – nhân viên Ngân hàng – cơ sở vật chất. Do đó đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghiệp vụ và khả năng tạo lợi nhuận của Ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ Ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Nếu chất lượng con người tốt thì họ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong việc thẩm định dự án, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay, hay xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cho vay của Ngân hàng giúp Ngân hàng ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản cho vay. Đồng thời họ cũng sẽ có những quyết định đúng đắn hơn trong việc cấp cho vay cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại, đội ngũ cán bộ Ngân hàng có chuyên môn thấp, đạo đức kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm định các khoản vay, ra quyết định cho vay cũng như kiểm tra sau cho vay… Từ đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra kiểm soát đóng góp phần không nhỏ vào việc phát triển nghiệp vụ cho vay vì nó giúp Ngân hàng thực hiện được mục tiêu an toàn bên cạnh mục tiêu sinh lời. Thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo Ngân hàng nắm được tình hình nghiệp vụ kinh doanh đang diễn ra, từ đó phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra; đồng thời giúp lãnh đạo Ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, phát triển nghiệp vụ kinh doanh. Chất lượng nghiệp vụ cho vay phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến sai sót lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản cho vay. Quá trình kiểm tra, thanh tra phải được thực hiện liên tục, thường xuyên cho chính bản thân Ngân hàng và cho các doanh nghiệp. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, nghiệp vụ giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp; tình hình nghiệp vụ thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Còn đối với bản thân Ngân hàng thì kiểm tra giám sát tập trung vào việc chấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, quy trình thủ tục cho vay.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ giúp Ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo Ngân hàng. Đồng thời, qua việc luôn giám sát nghiệp vụ của doanh nghiệp thì Ngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời, đưa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại, nếu công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không được thực hiện sát sao, nghiêm túc sẽ khiến Ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vốn của khách hàng, cũng như không kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết; đồng thời về phía Ngân hàng cũng

không theo dõi được việc chấp hành các quy định trong cho vay của các bộ phận tác nghiệp, từ đó phần nào hạn chế sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Trang thiết bị và tr nh độ công nghệ

Trang thiết bị và trình độ công nghệ tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc phát triển nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý Ngân hàng, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó có quyết định cho vay đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện nhanh chóng và chính xác.

Một Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho doanh nghiệp vay vốn. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách cho vay cũng có hiệu quả hơn. Đó là tiền đề để Ngân hàng thu hút thêm khách hàng, thúc đẩy phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại, nếu Ngân hàng sử dụng trang thiết bị công nghệ lạc hậu, cũ kĩ sẽ ảnh hưởng xấu đến thời gian thực hiện các thủ tục, thậm chí sai sót khi lên phương án cho vay, từ đó hạn chế sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)