Kiến nghị với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 91 - 93)

NHNN cần thực hiện nhanh, có hiệu quả chương tr nh cải tổ, cơ cấu lại ngành Ngân hàng Việt Nam tạo uy tín cho các NHTM Việt Nam. Sửa đổi cơ chế chính sách về cho vay, bảo lãnh theo hướng nâng cao trình độ tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM. Thực hiện đúng lộ trình mở của nghiệp vụ Ngân hàng với nước ngoài, bãi bỏ các quy định hạn chế nghiệp vụ của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, theo cam kết tại hiệp định thương mại Việt Mỹ, AFTA, cho phép thêm một số Ngân hàng của Nhật, Mỹ, EU mở Chi nhánh nghiệp vụ tại Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho nghiệp vụ Ngân hàng, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

Thu hút các dự án chương trình quốc tế, hỗ trợ ngành Ngân hàng Việt Nam về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản trị, điều hành nghiệp vụ Ngân hàng theo tiêu chuẩn trình độ quốc tế, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, đánh giá dự án, phân tích rủi ro cho cán bộ Ngân hàng; trang bị công nghệ Ngân hàng hiện đại. Trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực kinh doanh cho chủ doanh nghiệp và người lao động: có đạo đức kinh doanh, tôn trọng chữ tín.

Hỗ trợ việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý cho các NHTM quốc doanh. Có thể nói toàn bộ hệ thống thông tin quản lý hiện tại của các NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về cung cấp thông tin kế toán, tài chính của Ban quản lý điều hành của NHTM và NHNN. Tuy nhiên, việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi chi phí rất lớn và vượt quá khả năng tài chính của các NHTM quốc doanh. Bởi vậy NHNN cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các NHTM quốc doanh để đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ khai thác và xử lý theo yêu cầu quản lý. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin cho các NHTM, mà trước hết là đưa ra một số thông số tài chính của các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực tế của ngành Ngân hàng nói chung. Điều này không chỉ giúp các NHTM tự

nhìn nhận, đánh giá bản thân mình so với hệ thống Ngân hàng cũng như so với các đối thủ cạnh tranh, mà còn giúp cho NHNN kiểm soát từng nghiệp vụ của các ngân hàng, nhằm phục vụ tốt cho công tác dự báo, xu hướng phát triển của các NHTM, điều chỉnh kịp thời các quy định và biện pháp giám sát, đặc biệt là công tác hoạch định chiến lược phát triển toàn ngành trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

NHNN nên áp dụng hai mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn phân theo nguyên nhân khách hàng và chủ quan. Sẽ là không công bằng nếu doanh nghiệp phải trả mức lãi suất cao gấp 1,5 lần nếu nguyên nhân gây nên nợ quá hạn là sự thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước, hay do những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên.

NHNN cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM, các Chi nhánh NHTM. Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi Ngân hàng, bởi lẽ điều kiện nghiệp vụ của các NHTM không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi Ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các Ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình. Vai trò quản lý vĩ mô của NHNN là cần thiết song ở một mức độ nhất định cần bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh cho các NHTM để họ phát huy hết sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.

NHNN cần tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thành lập và nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin về khách hàng đế cung cấp cho các TCTD. Ban hành quy chế cụ thế về trao đổi thông tin tín dụng giữa các TCTD.

Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ Ngân hàng, thông qua đó NHNN giám sát, quản lý nghiệp vụ của các NHTM. Bằng việc ứng dụng công nghệ tin học, các Ngân hàng có thông tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng, góp phần giảm được các rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng nói riêng cũng như nghiệp vụ của Ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)