Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 38 - 45)

1.3.2.1. Về phía khách hàng

- Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp

Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Ngân hàng cũng vậy, Ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp luôn là cần thiết nhưng với từng NHTM thì tuỳ từng thời điểm mà khả năng

Khi số lượng doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn nghiệp vụ kinh doanh gặp khó khăn các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp sản xuất, khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu muốn phát triển nghiệp vụ cho vay. Còn trong điều kiện Ngân hàng có quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp, hay vào những thời điểm doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng và mở rộng sản xuất, nhu cầu sử dụng vốn lớn thì khi đó khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN là rất lớn.

- Phương án sản xuất kinh doanh

Ngân hàng cho các khách hàng của mình vay trên cơ sở doanh nghiệp đó phải trình ra các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao cả về mặt kĩ thuật lẫn mặt tài chính, tức là các phương án sản xuất kinh doanh đó phải chứng minh được tính hiệu quả và thành công thì doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng hay nói cách khác là mới được Ngân hàng cho vay vốn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp mặc dù có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời đến mấy nhưng không xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì cũng không được Ngân hàng đồng ý cho vay.

Do đó các doanh nghiệp này cần phải học cách tự xây dựng cho mình những phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Càng nhiều doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả cao sẽ càng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại doanh nghiệp có phương án ít khả thi, kém hiệu quả thì khả năng Ngân hàng chấp nhận cho vay sẽ càng thấp đi, từ đó hạn chế việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cho vay của Ngân hàng

Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo Ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các Ngân hàng đều quan tâm tới một số

vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm.

Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng. Bởi nếu đa số doanh nghiệp đều đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của Ngân hàng thì rất dễ dàng để Ngân hàng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của các doanh nghiệp quá thấp, khiến đa số khách hàng không thể đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng thì Ngân hàng rất khó để phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Hệ thống thông tin và sổ sách kế toán

Trước khi ra quyết định có cho vay hay không thì Ngân hàng phải tiếp nhận nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn xem có chính xác không, có đủ điều kiện vay vốn hay không. Trong quá trình đó, Ngân hàng sẽ xem xét các báo cáo tài chính để đưa ra những nhận định về tình hình nghiệp vụ, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua. Có thể nói, các báo cáo tài chính là điều kiện cơ bản để Ngân hàng xét duyệt cho vay.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đầy đủ, đúng đắn, đáng tin cậy với Ngân hàng thì mới có khả năng được Ngân hàng vay vốn. Càng nhiều doanh nghiệp có hệ thống báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch, có kiểm toán thì khả năng tiếp cận vốn Ngân hàng càng lớn, khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng càng cao. Ngược lại, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía các doanh nghiệp như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ của các nhân viên kế toán… khiến phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán một cách đầy đủ khoa học thì sẽ là một yếu tố gây cản trở vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận vốn vay, khiến Ngân hàng không dễ dàng gì trong việc ra quyết định cho vay, đồng thời ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng. Từ năm 2018, Ngân hàng nhà nước ra quy định yêu cầu Ngân hàng chỉ được nhận Báo cáo tài

chính thuế hoặc có kiểm toán của Doanh nghiệp, do đó đòi hỏi Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hệ thống sổ sách một cách khoa học, đầy đủ, đáng tin cậy để cung cấp cho Ngân hàng.

- Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả

Khi cho vay thì Ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quả nghiệp vụ của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như vị thế, năng lực thị trường của doanh nghiệp, năng lực công nghệ, chất lượng đội ngũ nhân sự, trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Nếu nhiều doanh nghiệp nhạy bén với thị trường, cập nhật trang thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, lãnh đạo sâu sát trong nghiệp vụ kinh doanh thì việc vận hành của doanh nghiệp đó sẽ tốt, khả năng phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao tăng lên, từ đó có thể trả nợ Ngân hàng bằng chính lợi nhuận của phương án kinh doanh. Điều này sẽ làm hạn chế nợ xấu thậm chí Ngân hàng còn có thể bổ sung thêm vốn cho doanh nghiệp để mở rộng nghiệp vụ của Công ty, góp phần thúc đẩy phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại nếu nhiều doanh nghiệp kém nhanh nhạy với thị trường, trang thiết bị công nghệ cũ kỹ lạc hậu năng suất kém, đội ngũ nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm, lãnh đạo không sát sao trong nghiệp vụ kinh doanh thì nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ kém hiệu quả, có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng.

1.3.2.2. Về phía môi trường

- Môi trư ng kinh tế

à một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả nghiệp vụ của Ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh

mẽ như hiện nay, nghiệp vụ của các Ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với Ngân hàng hoặc tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng.

Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng phát triển. Cụ thể, nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp có khả năng hoàn trả được vốn vay Ngân hàng cả gốc và lãi, nên nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng phát triển. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu vay vốn giảm, vốn cho vay đã giải ngân cũng khó có thể sử dụng hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng, do đó hạn chế đến sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

Bên cạnh đó, những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của Ngân hàng, mà lãi suất Ngân hàng thay đổi cũng làm khả năng trả nợ Ngân hàng của doanh nghiệp thay đổi theo, từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không có khả năng trả nợ, không những ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay của doanh nghiệp đó với Ngân hàng. Do đó rất khó để ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ cho vay. Ngược lại với mức lãi suất thấp, doanh nghiệp dễ dàng trong việc trả nợ lãi cho Ngân hàng, nhiều doanh nghiệp sẽ tìm đến Ngân hàng để vay vốn, từ đó thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng.

- Môi trư ng chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Môi trường chính trị - xã hội góp phần tạo môi trường cho kinh tế phát triển bởi chính trị - xã hội có ảnh hưởng tới mọi nghiệp vụ của nền kinh tế, bất cứ một sự

biến động nào của chính trị - xã hội đều gây ra những xáo trộn khó lường. Môi trường chính trị - xã hội thể hiện ở sự ổn định, thái độ thân thiện của các cơ quan chính quyền đối với doanh nghiệp như ứng xử, tinh thần phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp.

Một môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện an toàn cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. Một xã hội ổn định sẽ hạn chế những biểu hiện tiêu cực như lừa đảo, làm ăn phi pháp. Các cơ quan chính quyền gần gũi với doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp nói lên những khó khăn để có thể có những chính sách thay đổi hợp lý, hỗ trợ cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm nhu cầu vay vốn Ngân hàng của doanh nghiệp tăng lên, thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường bất ổn, chính sách hỗ trợ của nhà nước không hợp lý, thì doanh nghiệp sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn vay vốn Ngân hàng cũng giảm theo, gây tác động không tốt tới khả năng phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng.

- Môi trư ng pháp lý

Pháp luật là hành lang bảo vệ tốt nhất cho các nghiệp vụ đầu tư trong đó có nghiệp vụ cho vay. Nghiệp vụ cho vay phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế nghiệp vụ cho vay,

Khi pháp luật tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ cho vay, duy trì nghiệp vụ cho vay được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời những quy định pháp luật về nghiệp vụ cho vay phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội sẽ kích thích phát triển nghiệp vụ cho vay nói chung và nghiệp vụ cho vay KHDN nói riêng. Ngược lại nếu luật pháp không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo Ngân hàng, đồng thời cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN của Ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng. Thật vậy, nếu cơ cấu kinh tế, chính

sách xuất nhập khẩu thay đổi đột ngột, gây xáo trộn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay và làm hạn chế sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại nếu chủ trương chính sách ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm nghiệp vụ, mạnh dạn đầu tư, hiệu quả kinh doanh tăng lên, nhu cầu vốn vay Ngân hàng cũng tăng lên, từ đó kích thích sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

- Môi trư ng tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh... có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và Ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng nó chiếm tỷ lệ không lớn. Môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà nghiệp vụ của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp.

Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, do đó có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ mạnh dạn trong việc ra quyết định cho vay hơn đối với những doanh nghiệp có nghiệp vụ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai triền miên khiến nghiệp vụ của doanh nghiệp bị đình trệ dài ngày, thậm chí với các doanh nghiệp nghiệp vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp có nguy cơ mất trắng thì khả năng trả nợ món vay Ngân hàng sẽ bị suy giảm rất nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay Ngân hàng, Ngân hàng cũng sẽ hạn chế cho vay các doanh nghiệp này, từ đó ảnh hưởng đến phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)