Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 93 - 98)

Hoàn thiện các văn bản pháp lý cho doanh nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nhà nước cần sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế ngoài quốc doanh theo hướng xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo thể hiện đồng bộ nhất quán các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển khu vực này; đảm bảo tính cụ thể, minh bạch và ổn định của pháp luật; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong đăng ký kinh doanh và quản lý nghiệp vụ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; sửa đổi, bổ sung một số quy định theo hướng vừa tạo thuận lợi vừa chặt chẽ trong cấp đăng ký kinh doanh.

Ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán, quản lý tài chính, và thống kê ở các doanh nghiệp để Ngân hàng có được các thông tin trung thực về doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro trong nghiệp vụ cho vay… Tổ chức kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán đúng theo Pháp lệnh Hạch toán kế toán và thống kê, đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp cho các Ngân hàng có được các thông tin tài chính để phân tích cho vay được chính xác.

Thúc đẩy việc cổ phần hoá các doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp vừa có cổ phần của nhà nước vừa có cổ phần của người lao động thì sẽ phát huy được tinh thần làm chủ của người lao động, phát triển kinh doanh.

Tăng cường khả năng tài chính cho các doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế bằng cách cấp vốn lưu động bổ sung cho các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn Ngân hàng thông qua việc cho phép các doanh nghiệp này nếu nghiệp vụ có hiệu quả được vay vôn Ngân hàng tới mức 100 triệu đồng hoặc 200 triệu đồng không phải thế chấp bằng tài sản miễn là đảm bảo được ba điều kiện: dự án có hiệu quả, ba năm liền kề nghiệp vụ kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ vay vốn Ngân hàng.

Sớm ban hành một nghị định về bảo hiểm cho vay. Việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm cho vay trong nước là một nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn cho vay cho các Ngân hàng, khắc phục các rủi ro về cho vay và làm lành mạnh hóa nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng.

Cần chấn chỉnh nghiệp vụ của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng các dự án được duyệt thiếu căn cứ khoa học, không thực tiễn nên không phát huy được hiệu quả, nghiệp vụ bị đình đốn, lãng phí hàng ngàn tỷ đồng, nợ Ngân hàng không trả được. Nhà nước phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ trong kinh doanh của Ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các NHTM.

Các cơ quan chức năng như Toà án, Viện kiểm soát, Công an, Thi hành án, Thanh tra NHNN cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành Ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ mà người vay cố tình trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Cần có những văn bản có tính chất liên ngành nhằm phối hợp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư cho vay.

KẾT LUẬN

Nghiệp vụ cho vay Khách hàng Doanh nghiệp luôn là một nghiệp vụ quan trọng đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các NHTM đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, các NHTM không thể bỏ qua việc phát triển nghiệp vụ cho vay này. Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững thì không những cần tăng tưởng mạnh mà còn phải nâng cao được chất lượng của nghiệp vụ cho vay; nếu không chỉ là tăng trưởng nhất thời, kèm theo đó là vô vàn rủi ro có thể kéo Ngân hàng đến bờ vực phá sản.

Trong quá trình làm việc tại Vietcombank Thanh Xuân tôi nhận thấy đây là một Chi nhánh đang nghiệp vụ trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt với rất nhiều các Ngân hàng khác trên địa bàn quận cũng như trên địa bàn Hà Nội. Nhưng không chịu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của cán bộ, công nhân viên, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Vietcombank và NHNN, từng bước Chi nhánh đã hòa nhập với cơ chế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập cho mình chỗ đứng vững vàng, để ngày càng phát triển ổn định. Đi sâu nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tại Vietcombank Thanh Xuân, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổng quan và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN, trong đó tiêu biểu là:

i. Làm rõ khái niệm về phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN.

ii. Xây dựng các chỉ tiêu về phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN. Từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng này trong chương II.

iii. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN là cơ sở để đánh giá thực trạng nghiệp vụ trong Chương 2.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng nghiệp vụ cho vay KHDN tại Vietcombank Thanh Xuân trong giai đoạn 2016 – 2018, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được rút ra đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN tại Vietcombank Thanh Xuân.

Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHNN và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay KHDN tại các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng

Tuy không phải là một vấn đề mới nhưng với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp trong khi bản thân vẫn còn những yếu kém trong lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên những ý kiến đề xuất không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và tất cả những ai quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn nữa. Hi vọng ở một chừng mực nào đó, những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ giúp ích cho các cán bộ nhân viên ở Vietcombank Thanh Xuân trong việc cho vay Khách hàng Doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Quản trị gân hàng Thương Mại, NXB Giao thông vận tải - 2009

2. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trư ng tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật - 1994

3. ưu Thị Hương ,Tài chính doanh nghiệp, Thẩm định tài chính dự án, NXB Thống kê - 2010

4. Phan Thị Cúc, Nghiệp Vụ gân àng Thương Mại, NXB Thống kê 2008 5. Peter Rose,Quản trị gân hàng Thương Mại, 2004

6. BIDV – Doanh nghiệp, tin tức tại địa chỉ: https://www.bidv.com.vn/wps/portal/vn/doanh-nghiep/khuyen-mai/chi-tiet/tin- dung/bidvduocvinhdanhnganhangsmetotnhatvn2018/, ngày truy cập 20/05/2019

7. Mục tiêu tín dụng 2019 tăng khoảng 14%, ưu tiên 'room' cho nhóm áp chuẩn Basel II sớm , báo Cafef tại địa chỉ: http://cafef.vn/nhnn-muc-tieu-tin-dung-2019- tang-khoang-14-uu-tien-room-cho-nhom-ap-chuanNHNN: -basel-ii-som- 20190107152545088.chn, ngày truy cập 20/05/2019

8. Cổng thông tin doanh nghiệp, tin tức và sự kiện tại địa chỉ http://business.gov.vn ngày truy cập 20/05/2019

9. Phạm Xuân Hương (2018) “Vốn tín dụng và những rào cản đối v i doanh nghiệp tư nhân hiện nay” tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/von-tin- dung-va-nhung-rao-can-doi-voi-doanh-nghiep-tu-nhan-hien-nay-, ngày truy cập 20/05/2019

10. Đặng Thị Huyền Hương (2017) “Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các Doanh nghiệp vừa và nh Hà Nội” Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 93/2017

11. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng, 2005

12. Mai Việt Dũng, Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, tại địa chỉ:http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-

tien/item/1370-van-de-phat-trien-kinh-te-ben-vung-o-viet-nam-hien-nay.html, ngày truy cập 19/4/2019

13 Nguyễn Văn ê (2014), “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối v i doanh nghiệp nh và vừa ở Việt am trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô bất ổn”

14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank – chi nhánh Thanh Xuân năm 2016, 2017, 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)