Về cơ cấu chức năng, do phần lớn lao động là các giảng viên, do vậy, việc phân bổ người lao động trong các khoa, bộ môn chuyên môn là khá lớn, chiếm khoảng 53,7% trong tổng số lao động trong trường. Lực lượng lao động vừa giảng viên, vừa là cán bộ hành chính tại các cơ sở TP.HCM và Quảng Ninh chiếm 24%. Số lượng cán bộ phòng ban chức năng, phục vụ đào tạo chiếm gần 17%. Số lượng lao động tại các Trung tâm, Viện chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ từ 1 đến 4% tổng số lao động của trường.
Nhiều cán bộ phòng ban trong trường có thể kiêm giảng tại các khoa và bộ môn, bổ sung cho lực lượng giảng viên trong nhà trường.
3.2.3. Công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương Ngoại thương
3.2.3.1. Các chính sách liên quan đến người lao động tại Đại học Ngoại thương
Do Đại học Ngoại thương là đơn vị đào tạo về ngành kinh tế, nên đặc thù của trường là số lượng giảng viên chiếm đa số (khoảng 70% trong tổng số lao động của trường), lại đa số là nữ (chiếm khoảng 71%), nên các chính sách lao động của nhà trường sẽ có những đặc điểm khác biệt với những đơn vị đào tạo khác cùng ngành.
* Chính sách tiền lương:
Do đặc thù là đơn vị giảng dạy, nên các chính sách về tiền lương của Nhà trường đều theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính để thực hiện.
Theo đó, người lao động ngoài được hưởng các chế độ tiền lương theo ngạch, bậc của nhà nước, các giảng viên được hưởng các chế độ về phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp nghề nghiệp (25% đối với các giảng viên thông thường và 45% đối với các giảng viên giảng dạy ở khoa Lý luận chính trị). Ngoài các chế độ tiền lương cơ bản theo quy định của Nhà nước, trường còn có các chế độ tiền lương tăng thêm, với mức lương tăng thêm hàng năm, năm sau cao hơn năm trước để động viên cho người lao động. Mức lương tăng thêm trong các năm gần đây đã cao hơn so với mức lương cơ bản của người lao động.
Ngoài ra, trường cũng đã có nhiều quy định cải tiến về chế độ tính tiền vượt giờ cho các giảng viên, đảm bảo cho người lao động trong trường yên tâm công tác.
* Chính sách về kỷ luật lao động:
Hàng năm, Công đoàn phối hợp với Chính quyền tổ chức tốt Hội nghị cán bộ viên chức. Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường được rà soát, sửa đổi hàng năm trên cơ sở ý kiến góp ý, đề xuất của các đơn vị trong toàn trường và ý kiến thảo luận, đề xuất của Ban sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ. Toàn bộ các nội dung sửa đổi, bổ sung được đưa ra thảo luận, thống nhất ý kiến tại Hội nghị cán bộ viên chức trước khi được đưa vào triển khai áp dụng. Phương án sử dụng quỹ học phí, phúc lợi từ nguồn thu học phí đã được xây dựng trên tinh thần công khai, công bằng và dân chủ, đảm bảo lợi ích của người lao động, tạo sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ, viên chức.
Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức buổi đối thoại giữa Nhà trường với sinh viên và Hội nghị cán bộ, viên chức, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức và sinh viên được tham gia đóng góp ý kiến cho các mặt hoạt động của Nhà trường. Các kế hoạch hoạt động của trường, các vấn đề quan trọng đều được thông tin, bàn bạc, trao đổi tại Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm hoặc trong các cuộc họp cán bộ chủ chốt hàng tháng, lấy ý kiến của các trưởng đơn vị có liên quan. Các hoạt động của Nhà trường đều được thông báo rộng rãi đến cán bộ, viên chức, và sinh viên bằng các hình thức đa dạng như trang web, trang thông tin nội bộ, văn bản, trong các cuộc họp giao ban, hội nghị chuyên đề của Nhà trường.
Công đoàn đã chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân đạt kết quả tốt. Ban đã thực hiện tốt vai trò giám sát các hoạt động của Nhà trường, kịp thời có ý kiến giải quyết các vấn đề phát sinh. Các ý kiến phản ánh, kiến nghị của cán bộ, viên chức đều được lãnh đạo Nhà trường, Công đoàn, Thanh tra nhân dân tiếp nhận, xử lý theo quy định.
Công đoàn các cấp đã tích cực tham gia vào quản lý chuyên môn, tham gia ý kiến với chính quyền đồng cấp để bảo về lợi ích và quyền lợi hợp pháp của người lao động, kịp thời nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng với lãnh đạo đơn vị và Nhà trường.
* Chính sách đãi ngộ đối với người lao động:
Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, viên chức, Nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể cán bộ, viên chức để kịp thời phòng và chống bệnh tật. Công đoàn trường đề xuất với Nhà trường có các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, viên chức như chỉnh trang phòng làm việc, sửa chữa hệ thống nước sạch, trang bị các thiết bị giảng dạy và làm việc cho cán bộ, viên chức, hạn chế tối đa việc giảng dạy và trông thi vào Thứ 7 và Chủ nhật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường tại các cơ sở đào tạo được đầu tư, trang bị, nâng cấp theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và NCKH của cán bộ, đoàn viên Công đoàn
* Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
Nhà trường xây dựng chế độ, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà trường cũng đã mở các lớp hoặc cử cán bộ, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, chuyên môn, lý luận chính trị. Công đoàn đã đề xuất chính quyền tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất động viên các đoàn viên Công đoàn theo các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học ở trong và ngoài nước và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, Nhà trường cũng đã cử 12 lượt cán bộ, viên chức tham gia khoá bồi dưỡng về cao cấp lý luận chính trị. Công đoàn đã tích cực tham gia, tư vấn cho chính quyền trong việc thay đổi chế độ chính sách đối với những người đi học để nhanh chóng nâng cao đội ngũ cán bộ giảng dạy đạt chuẩn.
Công đoàn cũng đã động viên các đoàn viên Công đoàn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Trong nhiệm kỳ vừa qua, đã có 407 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (trong đó 26 đề tài cấp Nhà nước; 99 đề tài cấp Bộ, Tỉnh, Thành phố và tương đương; 282 đề tài cấp cơ sở). Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua, đã có 56 đầu sách (dưới các hình thức như giáo trình, sách chuyên khảo và sách tham khảo) được xuất bản để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Số lượng đoàn viên Công đoàn là giảng viên trẻ tham gia các hoạt động khoa học công nghệ cũng đều tăng ở tất cả các Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận.
Công đoàn tổ chức các buổi Tọa đàm: "Xây dựng chuẩn đầu ra", "Tâm lý học đường", “Xây dựng và quản lý thương hiệu cá nhân trong trường đại học”, "Làm chủ giọng nói: Bí quyết thành công trong giảng dạy", "Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cá nhân cho cán bộ, giảng viên", “Kinh nghiệm giảng dạy và truyền cảm hứng cho người học”... thu hút đông đảo cán bộ, viên chức tham gia.
3.2.3.2. Các biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại thương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo động lực cho người lao động, trong đó, thực hiện các biện pháp như:
* Tăng cường các trang thiết bị phục vụ đào tạo:
Nhà trường tiến hành đầu tư các trang thiết bị phòng học, đảm bảo 100% các phòng học của sinh viên, thư viện, các phòng ban chức năng, các văn phòng khoa viện đủ điều kiện về ánh sáng, điều hòa không khí. Hệ thống các tài liệu, tạp chí cũng được trang bị và mua mới hàng năm để cập nhật thông tin phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của sinh viên và người lao động trong trường.
Hệ thống internet, các phương tiện kỹ thuật loa, mic, âm thanh, các dụng cụ thể thao… cũng được nhà trường quan tâm đầu tư.
* Quan tâm đến đời sống người lao động trong trường:
Bảng 3.5. Trợ cấp cho cán bộ, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số CB, VC được trợ cấp --- --- --- 10 3
Tổng số tiền trợ cấp --- --- --- 25.200.000 7.800.000
Nguồn: Báo cáo Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2014 - 2019
Nhiều hoạt động quan tâm đến đời sống của người lao động trong toàn trường đã được thực hiện, như trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ yên tâm công tác.
Hàng năm, được sự hỗ trợ của Nhà trường, Công đoàn Trường đã tổ chức thành công cho cán bộ, viên chức đi nghỉ hè tại Quảng Bình- Quảng Trị (2014), Phan Rang- Ninh Thuận (2015) và Bình Định (2016), Vũng Tàu (2017), Lăng Cô- Huế (2018) cùng với những chương trình giao lưu văn nghệ đặc sắc, bổ ích tạo sự gắn kết giữa các cán bộ, viên chức trong toàn trường. Công đoàn cũng đã đề xuất hàng năm một danh sách khoảng 20 người, gồm các Chiến sĩ thi đua và các đoàn viên Công đoàn sắp đến tuổi nghỉ hưu, cán bộ làm công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên có thành tích xuất sắc đi tham quan, khảo sát ở nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn Quốc...
Bảng 3.6. Công tác khen thƣởng con cán bộ, viên chức
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số cháu được khen thưởng và tặng quà 1/6 607 660 668 728 728 Số cháu được tặng quà Trung thu 623 660 708 744 744 Tổng kinh phí khen thưởng và tặng quà 246,000,000 264,000,000 275,400,000 294,400,000 294,400,000
Công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn (Tết nguyên đán, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày hội FTU 15/10- ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11…): Cuộc thi "Đại học Ngoại thương trong tôi", tham gia chương trình Gala "FTU - Bốn phương hội tụ" chào mừng 55 năm thành lập trường; Chương trình Gặp mặt đầu xuân; Hội thi cắm hoa; Chương trình văn nghệ “Firework”; Ngày hội nấu ăn; Ngày hội thể thao hàng năm, các giải thể thao giao hữu (bóng đá, cầu lông, bóng bàn, tennis, kéo co, chạy) và đã thu hút được đông đảo cán bộ, viên chức Nhà trường và các đơn vị kết nghĩa tham gia (Bệnh viện Nhi Trung ương, Công an phường Láng Thượng, Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng - GAET, Công ty cổ phần dịch vụ văn hóa thể thao…).
Ngoài ra, Công đoàn trường còn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do các đơn vị kết nghĩa tổ chức (Bệnh viện Nhi Trung ương, Báo Pháp luật - Xã hội, Vietjet Air…): Hội diễn văn nghệ, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cắm hoa…
Công đoàn trường cũng thường niên tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho cán bộ trong trường và thực hiện công tác khen thưởng cho con cán bộ, viên chức của trường.
* Tăng cường khuyến khích đổi mới phương pháp giảng dạy:
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Công đoàn Trường ĐH Ngoại thương thực sự phát huy vai trò trong công tác thi đua đổi mới quản lý giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo. Các cán bộ, đoàn viên đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy. 100% giảng viên đã ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy. Các thầy, cô giáo đã sử dụng nhiều bài tập tình huống, nhanh chóng thay đổi phương pháp lấy học trò làm trung tâm, thầy giáo là người hướng dẫn, giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thảo luận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá, từ đó khích lệ được tinh thần học tập của sinh viên trong suốt thời gian học tập. Nhiều bộ môn đã chuyển sang thi vấn đáp các môn chuyên môn ngành, tăng cường mời các nhà khoa học từ nước ngoài, các chuyên gia và các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia giảng dạy để tăng cường tính thực tiễn cho các chương trình đào tạo. Các đơn vị đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chuẩn đầu ra
cho các chuyên ngành đào tạo đại học của Nhà trường, hoàn thiện trang thông tin điện tử phục vụ cho việc công bố thông tin và trao đổi thông tin đào tạo giữa Nhà trường và người học; Cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ đến sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập, giảng dạy, thi, chế độ chính sách...
Công đoàn cùng Nhà trường đã chủ động tổ chức nhiều hình thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc, thi tuyển viên chức, thi tuyển sinh, thi hết môn, thi tốt nghiệp bảo đảm giữ vững kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy và thi.
Công đoàn các Khoa/Bộ môn đã chủ trì việc giúp đỡ giảng viên trẻ như tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm giảng dạy, giúp đỡ xây dựng bài giảng, tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy.
3.2.3.3. Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên trường Đại học Ngoại thương
* Các kết quả đạt được
Nhờ các hoạt động tạo động lực cho người lao động trong toàn trường trong những năm qua, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đạt được một số kết quả khả quan, tạo ra sự gắn bó với người lao động trong toàn trường.
Bảng 3.7. Số lƣợng đề tài NCKH của trƣờng ĐH Ngoại thƣơng giai đoạn 2014 - 2018 TT Đề tài NCKH 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số Tổng số đề tài 48 52 82 107 118 407 1 Cấp Nhà nước 3 5 5 5 8 26 2 Cấp Bộ, Tỉnh, Thành phố và tương đương 10 16 22 25 26 99 3 Cấp cơ sở 35 31 55 77 84 282
Giáo trình, sách chuyên khảo và tham khảo
13 10 14 12 7 56
Nguồn: Báo cáo Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2014 - 2019
Thứ nhất, cơ cấu lao động đang ở độ tuổi lao động vàng, vừa trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, có thể tạo ra nhiều đột phá trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần vào xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà trường không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Nhiều hoạt động hợp tác giảng dạy của trường với các
trường uy tín ở nước ngoài đã được thực hiện. Ngày càng có nhiều giảng viên của trường tham gia giảng dạy tại các trường đại học ở nước ngoài.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu khoa học của trường có xu hướng tăng cả về quy mô và chất lượng. Số lượng đề tài các cấp của người lao động trong trường tăng ổn định qua các năm, thể hiện chất lượng người lao động trong toàn trường ngày càng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu về hội nhập của nhà trường trong những năm tiếp theo.
Thứ ba, người lao động trong nhà trường luôn chấp hành tốt các quy định về kỷ luật của nhà trường.
Bảng 3.8. Số lƣợng thi đua, khen thƣởng của trƣờng ĐH Ngoại thƣơng giai đoạn 2014 - 2018 Năm/ Thành tích 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 Cấp trường: CSTĐ 228 78 75 87 100 LĐTT 429 587 557 549 575 Tập thể LĐTT 37 36 35 36 38 Cấp Bộ: CSTĐ 2 --- 2 --- --- Tập thể LĐXS 5 4 9 --- 12 Bằng khen tập thể 4 --- 4 2 3 Bằng khen cá nhân 14 9 10 6 3
Nguồn: Báo cáo Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2014 - 2019
Số lượng người lao động trong trường hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc