Các kết luận rút ra từ mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của cán bộ giảng viên trƣờng đại học ngoại thƣơng (Trang 73)

Từ các kết quả trên cho thấy mô hình hồi quy này phù hợp để giải thích mô hình tổng quát, trong đó các biến độc lập đều có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc.

DL = 0.331*CSDN + 0.199*QH + 0.09*DKLV + 0.18*CV Điều này cũng có nghĩa là:

+ Khi các yếu tố về CSDN tăng lên 1 đơn vị thì DL của người lao động trong trường tăng thêm 0,331

+ Khi các yếu tố về QH tăng lên 1 đơn vị thì DL của người lao động trong trường tăng thêm 0,199

+ Khi các yếu tố về DKLV tăng lên 1 đơn vị thì DL của người lao động trong trường tăng thêm 0,09

+ Khi các yếu tố về CV tăng lên 1 đơn vị thì DL của người lao động trong trường tăng thêm 0,18

Các kết quả trên cho thấy:

(i) Chính sách đãi ngộ là yếu tố tác động lớn nhất đến tạo động lực cho người lao động tại trường Đại học Ngoại thương. Hầu hết các chính sách về tiền lương, thu nhập, thưởng đều có tác động trực tiếp tới người lao động và tạo động lực làm việc. Việc lựa chọn công tác tại trường hay chuyển sang một đơn vị khác, ngoài các mục đích khác thì yếu tố đầu tiên người lao động tác động đến quyết định này là vấn đề về tiền lương. Với mức lương tăng thêm ngoài mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước ngày càng tăng hơn, giúp cho người lao động trong toàn trường cảm thấy yên tâm công tác, mong muốn được cống hiến nhiều hơn vào sự phát triển của nhà trường, đồng thời cũng là tạo ra nguồn thu nhập cao hơn so với trước.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ người lao động như có các khoản khen thưởng, động viên hàng năm đối với bản thân người lao động và người nhà của họ cũng khiến cho người lao động cảm thấy được động viên, được quan tâm. Các hoạt

động phong trào như công đoàn, thanh niên được tiến hành tích cực, sôi nổi, khơi dậy sự nhiệt tình của các công đoàn viên tham gia, giúp cho người lao động trong nhà trường (ở độ tuổi rất trẻ) cảm thấy hứng khởi khi thực hiện công việc, cũng như tạo ra sự gắn bó, đoàn kết giữa các bộ phận trong trường, từ đó tạo nên sức mạnh giúp phát triển môi trường văn hóa của trường.

Bởi vậy, nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong trường là tạo ra nguồn thu nhập tốt, đảm bảo cho người lao động trong trường yên tâm công tác.

(ii) Yếu tố về quan hệ lao động với các động nghiệp và lãnh đạo

Với các giảng viên và người lao động trong trường Đại học Ngoại thương, do còn ở độ tuổi khá trẻ nên không thể tránh được sự hiếu thắng, mong muốn được cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh là tốt đối với sự phát triển của mỗi tổ chức. Song, dù cho ở môi trường nào, thì sự đoàn kết nhất trí, sự giúp đỡ, thân thiện của đồng nghiệp cũng luôn là điều kiện khiến cho người lao động cảm thấy yêu nghề, yêu trường hơn. Do vậy, các nhà lãnh đạo khi nghiên cứu các chính sách cần đảm bảo tạo dựng một văn hóa riêng, trong đó mọi người đồng lòng nhất trí

Với các lãnh đạo, việc tạo dựng niềm tin từ cấp dưới là vô cùng quan trọng. Khi người lao động tin tưởng vào lãnh đạo sẽ có động thái làm việc tốt hơn, phối hợp tốt hơn với người lãnh đạo để đảm bảo hiệu quả công việc chung. Tuy vậy, người lao động cũng cần được trao quyền để họ có thể tự tin hơn trong thực hiện công việc.

(iii) Công việc của người lao động cũng là yếu tố tác động làm cho họ cảm thấy hứng khởi hay thất vọng. Điều này sẽ ảnh hưởng ngược trở lại đến các kết quả công việc. Do vậy, khi thiết kế bố trí các công việc, nhà trường cần đảm bảo sao cho các công việc này vừa có mục tiêu, có lộ trình thực hiện, có mô tả rõ ràng và có cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Việc bố trí người vào các vị trí công việc cũng cần được thực hiện một cách thận trọng, tránh tình trạng phân biệt đối xử. Việc bố trí đúng người, đúng việc sẽ tạo ra động lực làm việc cho người lao động, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của trường.

(iv) Đối với yếu tố điều kiện làm việc, kết quả chạy số liệu cũng cho thấy, yếu tố về này không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động tới động lực làm việc của

người lao động. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở vật chất vẫn là yếu tố đảm bảo cho người lao động các điều kiện cứng về an toàn lao động, giúp họ yên tâm công tác và cống hiến vì sự phát triển hơn nữa của trường. Song song với việc điều tra bằng các câu hỏi đóng, tác giả cũng đã khảo sát người lao động và nhận được một số câu hỏi mở về các kiến nghị đối với nhà trường. Trong số đó, các ý kiến về điều kiện hạ tầng như phòng học, đường truyền internet cũng lại là những vấn đề mà người lao động muốn lãnh đạo nhà trường sớm giải quyết.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

4.1. Bối cảnh phát triển, định hƣớng phát triển của trƣờng ĐH Ngoại thƣơng và tác động tới động lực làm việc của cán bộ giảng viên

4.1.1. Bối cảnh phát triển của trường ĐH Ngoại thương

* Bối cảnh chung:

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào nền kinh tế thế giới, cũng như sự hiện diện ngày càng lan rộng của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến các chiến lược phát triển của trường, các phương pháp giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên, các hình thức cung cấp dịch vụ của nhà trường. Với tư cách là một trong những trường đầu ngành về kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, trường Đại học Ngoại thương rất cần có sự phát triển rộng khắp cả về

* Sứ mệnh, tầm nhìn phát triển của trường đến năm 2030:

+ Sứ mệnh

Sứ mạng của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

+ Tầm nhìn phát triển

Đến năm 2030, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học tự chủ, theo định hướng nghiên cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực. Trường bao gồm các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. Trụ sở chính của trường đặt tại Hà Nội, các phân hiệu đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ở nước ngoài.

+ Các giá trị cốt lõi của trường Đại học Ngoại thương: Chất lượng - Hiệu quả - Uy tín - Chuyên nghiệp - Hiện đại

* Mục tiêu chiến lược phát triển của Trường Đại học Ngoại thương đến năm 2030

Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trường Đại học Ngoại thương đạt được các mục tiêu sau:

- Mục tiêu chiến lược 1: Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo

và danh tiếng của trường Đại học Ngoại Thương:

 Phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, được công nhận là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về chất lượng và danh tiếng và nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của khu vực;

 Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của trường cũng như của từng bộ phận chuyên môn, từng lĩnh vực đào tạo của trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới;

 Các chương trình đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tương thích với chương trình của các trường trong khu vực và trên thế giới, được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực và thế giới;

 Giữ vững truyền thống, thu hút sinh viên đầu vào có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao;

 Thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ giảng dạy. Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Mục tiêu chiến lược 2: Đáp ứng linh hoạt yêu cầu nguồn nhân lực theo sự

phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

 Đa dạng hoá các ngành đào tạo, phát triển các ngành đào tạo mới;

 Đa dạng hoá các phương thức đào tạo, mở rộng hình thức đào tạo liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, và các tổ chức trong và ngoài nước khác;

 Nâng cao khả năng thực hành trong các chương trình đào tạo trên cơ sở gắn kết nghiên cứu với đào tạo và gắn kết đào tạo với thực tiễn;

- Mục tiêu chiến lược 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành

 Củng cố và nâng cao thế mạnh nghiên cứu của trường, đặc biệt là về thương mại quốc tế, thông qua việc thành lập một trung tâm hay viện nghiên cứu về thương mại quốc tế;

 Tăng cường mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt với các trường đại học và các viên nghiên cứu nước ngoài;

 Phối hợp với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tập trung nghiên cứu liên quan đến việc hoạch định chính sách, và có tính ứng dụng cao;

 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu;

 Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ nghiên cứu;

 Xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học hợp lý.

- Mục tiêu chiến lược 4: Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên, và đảm bảo khả năng phát triển bền vững của nhà trường:

 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả;

 Xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại;

 Xây dựng hệ thống thư viện, tư liệu giảng dạy và học tập;

 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy tích hợp, tập trung và hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và giảng dạy.

- Mục tiêu chiến lược 5: Phát triển văn hóa Đại học Ngoại thương, mở rộng

hợp tác trong nước và quốc tế:

 Xây dựng và phát triển văn hóa Đại học Ngoại Thương;

 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, đoàn kết, xây dựng trường trở thành một môi trường làm việc lý tưởng cho cán bộ, giảng viên;

 Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa giảng viên, cán bộ với sinh viên, nhằm tạo dựng một môi trường học tập và nghiên cứu lý tưởng cho sinh viên;

 Xây dựng mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên và với cựu sinh viên, nhằm hình thành một mạng lưới sinh viên Đại học Ngoại thương nhằm chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau;

 Xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng trong phối hợp đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng sinh viên ra trường;

 Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo, nghiên cứu của đại học ngoại thương;

 Đẩy mạnh truyền thông và quảng bá, xây dựng thương hiệu.

4.1.2. Tác động của bối cảnh tới động lực làm việc của cán bộ giảng viên

* Cơ hội:

Trong bối cảnh trường Đại học Ngoại thương đang dần hoàn thiện cơ chế tự chủ, tiếp cận dần với các trường đại học có uy tín trên thế giới. Việc xây dựng các quan hệ hợp tác quốc tế sẽ giúp các giảng viên và người lao động trong nhà trường học hỏi được các kinh nghiệm, các kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp hiện đại trên thế giới, từ đó hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động quốc tế.

Khi danh tiếng và uy tín của trường được khẳng định và lan tỏa không những trong phạm vi trong nước, mà còn trên thế giới, bản thân người lao động trong nhà trường cũng sẽ cảm thấy tự hào, từ đó có ý thức tốt hơn và có những hành động thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy các danh tiếng và thương hiệu của trường ĐH Ngoại thương.

Cơ sở vật chất và các hệ thống cơ sở hạ tầng, chế độ ưu đãi, chính sách đãi ngộ đối với người lao động trong nhà trường được thực hiện theo hướng tốt hơn, giúp người lao động trong nhà trường thêm gắn bó với trường trong thời gian dài.

* Thách thức:

Mặc dù vậy, bản thân người lao động và các giảng viên trong nhà trường cũng sẽ cảm thấy áp lực và thách thức rất lớn khi đáp ứng được các đòi hỏi và yêu cầu từ phía nhà trường, nhằm phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển mà trường đã đề ra. Các áp lực này mặc dù cũng có những mặt tích cực là tạo động lực

cho người lao động để phát huy các năng lực của mình một cách tốt nhất, song cũng lại là yếu tố sàng lọc chất lượng lao động. Với những người lao động không thể đáp ứng được yêu cầu về đổi mới liên tục trong một khoảng thời gian ngắn có thể sẽ bị đào thải. Các áp lực này cũng có thể sẽ gây ra những căng thẳng cho người lao động, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của họ.

Với xu thế mở của nền kinh tế, khi chính sách phát triển của Trường chưa thể đáp ứng ngay nguyện vọng của người lao động, sự di chuyển lao động có chất lượng ra khỏi trường cũng sẽ tạo ra sự xáo trộn nhất định trong hoạt động quản lý nhân sự và hoạt động giảng dạy của nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học chung của Trường. Chính vì vậy, các quy định, chính sách phát triển của trường, một mặt, phải tiệm cận đến tầm khu vực và thế giới, mặt khác, cũng phải xuất phát từ việc thường xuyên trao đổi, lắng nghe nguyện vọng của người lao động để ổn định nguồn nhân lực trong thời gian dài.

4.1.3. Ý kiến của người lao động tại trường ĐH Ngoại thương

Thông qua khảo sát ý kiến của người lao động trong trường, các kiến nghị được đề cập nhằm tạo động lực cho người lao động trong trường xoay quanh các vấn đề sau:

4.1.3.1. Thực hiện tăng lương, nâng cao thu nhập hàng năm cho cán bộ viên chức, giảng viên trong nhà trường

Các đề xuất của người lao động bao gồm:

- Trả lương theo vị trí và năng lực công tác, kết quả công việc được giao - Chế độ lương thưởng đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn có sự khác nhau giữa người làm tốt và người chưa làm tốt ( không chỉ đánh giá vào bằng cấp, vị trí như hiện nay). Cần trả lương theo vị trí việc làm thì mới tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên.Vì hiện tại bảng lương đang không tạo được động lực, người làm việc nhiều và người ít việc đang cào bằng.

- Tăng lương thêm của nhà trường, Giảm giờ làm;

- Trừ thuế vào lương hàng tháng thay vì để cuối năm quyết toán.

- Cần có cơ chế thưởng theo năng lực và kết quả lao động, thậm chí là phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của cán bộ giảng viên trƣờng đại học ngoại thƣơng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)