Bài học quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh nguy cơ mất cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 32)

đối bảo hiểm xã hội của nước Đức

Đức được biết đến là một trong những nước có lịch sử phát triển BHXH sớm nhất. Từ những năm 50 của thế kỷ XIX thì những điều luật BHXHđầu tiên đã được ban hành. Ngày nay, hoạt động BHXH tại Đức được thực hiện với ba hệ thống chính là:hệ thống BHXH bắt buộc, hệ thống BHXH tư nhân và hệ thống BHXH ở các xí nghiệp.

Hệ thống BHXH của Đức có sự phân chia ra việc quản lý và thực hiện các chế độ BHXH. Không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm cho một số chế độ nhất định. Do đó, người lao động có thể tham gia vào các hệ thống BHXH khác nhau. Ví dụ, công chức nhà nướckhông phải đóng BHXH theo tiền lương cá nhân, nhưng phải đóng thuế chung, trong đó có phần để đảm bảo các chế độ hưu. Công chức có thể tham gia vào hệ thống BHXH tư nhân để có mức thụ hưởng cao hơn (ngoài mức do hệ thống của nhà nước chi trả).

Tại Đức có nhiều tổ chức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, trong đó có cả các tổ chức BHXH tư nhân nên giúp cho hoạt động BHXH có hiệu quả hơn, người lao động có cơ hội được thụ hưởng BHXH tốt hơn. Với mô hình này sẽ có một số cơ quan BHXH khác nhau, thực hiện cho các nhóm đối tượng khác nhau như: BHXH cho người lao động làm trong ngành đường sắt, BHXH cho lao động ngành hàng không, BHXH cho cảnh sát và quân đội…

Hiện nay, Đức đang thực hiện các chế độ BHXH gồm: y tế, thai sản, hưu trí, thất nghiệp, tai nạn lao động và chăm sóc người già. Tổng mức đóng vào quỹ BHXH là 39,91% tiền lương, trong đó, người lao động đóng 19,375% và người sử dụng lao động đóng 20,535%. Quỹ BHXH thực hiện cơ chế tài khóa hàng năm theo

nguyên tắc thu – chi cân đối15 (Website Hệ thống BHXH của Đức). Đức là một quốc gia phát triển nhưng cũng là nước có cơ cấu dân số già nên hàng năm Đức phải chi khoản tiền lớn cho các khoản trợ cấp hưu trí và chăm sóc người già. Tuy nhiên, khác với các nước phát triển khác thì Đức không thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Trong trường hợp quỹ BHXH bị mất cân đối, thu không đủ chi, NSNN cấp bù để đảm bảo đời sống cho người về hưu. Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH, Đức còn áp dụng một số biện pháp như sau:

- Hạn chế việc về hưu trước tuổi: Nếu người nghỉ hưởng lương hưu sớm trước khi đạt đến giới hạn về tuổi nghỉ hưu theo quy định thì sẽ áp dụng nguyên tắc giảm mức lương hưu. Đối với trường hợp tiếp tục làm việc sau khi vượt qua giới hạn tuổi nghỉ hưu theo Luật thì sẽ áp dụng bổ sung lương hưu nhằm khuyến khích họ.

- Tăng mức quyền lợi được hưởng tăng lên phải dựa vào sự tăng thêm về thời gian đóng BHXH và nâng mức tiền đóng BHXH. Ở Đức để tính toán lương hưu sẽ căn cứ vào toàn bộ quá trình đóng BHXH thay vì chỉ dựa vào những năm cuối. Ngoài ra, ở Đức thời gian không có nghĩa vụ đóng BHXH nhưng được tính vào lương hưu đã được thu hẹp lại, ví dụ thời gian phụ nữ chăm sóc con sau khi sinh có thể lên tới 3 năm.

- Mở rộng sự bảo đảm mức sống tối thiểu cho tuổi già thông qua một số biện pháp như: ở Đức họ tạo dựng lên một hệ thống cứu trợ đặc biệt với các quyền lợi phụ thuộc vào mức độ khó khăn của người già đó là hệ thống “hưu trí và thêm”.

1.3.2 Bài học quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh nguy cơ mất cân đối bảo hiểm xã hội của nước Malaysia đối bảo hiểm xã hội của nước Malaysia

Ở Malaysia để thực hiện các chế độBHXH thì có 3 tổ chức đảm nhiệm việc này, bao gồm:

- Quỹ dự phòng cho người lao động Employees Provident Fund (EPF) trực thuộc Bộ Tài chính: được thành lập ngày 01/10/1951 như một cơ quan hưu trí quốc gia và hoạt động theo Luật Quỹ phòng xa cho người lao động với mục đích giúp cho các thành viên hoặc những người hưởng lợi có thể hưởng một cuộc sống hưu trí

15https://www.gtai.de

sung túc bằng hình thức tiết kiệm.

Chủ sử dụng và người lao động cùng phải đóng phí bảo hiểm với một tỷ lệ % xác định từ lương tháng của người lao động (người sử dụng lao động đóng 12% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm và người lao động đóng 11% lương tháng của họ)16 (Website Quỹ dự phòng cho người lao động Malaysia).Khoản đóng góp này cùng với cổ tức sẽ được ghi vào tài khoản cá nhân của các thành viên cho tới khi họ đủ điều kiện rút tiền, cụ thể được chia thành 3 tài khoản khác nhau, bao gồm:

▪ Tài khoản 1: chiếm 60% tổng số tiền đóng và chỉ có thể rút khi đến tuổi về hưu.

▪ Tài khoản 2: chiếm 30% tổng số tiền đóng và có thể rút để mua nhà khi đủ 50 tuổi.

▪ Tài khoản 3: chiếm 10% tổng số tiền đóng và được dùng cho chăm sóc sức khỏe.

Với việc phân bổ số tiền đóng như vậy nên hàng năm quỹ EPF sẽ có được một khoản nhàn rỗi để dùng cho mục đích đầu tư giúp tăng trưởng nguồn quỹ như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư chứng khoán, cho vay (tổ chức/cá nhân) và tham gia vào thị trường bất động sản chủ yếu thông qua việc xây dựng để cho thuê.

- Tổ chức an sinh xã hội Social Security Organization (SOCSO) trực thuộc Bộ Lao động: SOCSO là một trong hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của Malaysia và có vai trò quản lý hai chế độ: chế độ TNLĐ-BNN và chế độ hưu trí cho thương binh. SOCSO có vai trò cung cấp sự bảo đảm kịp thời, hợp lý các phúc lợi về bảo trợ xã hội cho người lao động trướcTNLĐ-BNN, bị tàn tật hoặc chết và cho thân nhân của họ đồng thời tăng cường an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Ngoài ra, SOCSO còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi sức khỏe và kỹ năng nghề nghiệp nhằm mục đích giúp người lao động khôi phục khả năng làm việc của mình.

Số tiền của quỹ SOCSO tuy không nhiều như quỹ EPF nhưng được dùng để

16http://www.kwsp.gov.my/

chi trả cho các trợ cấp dài hạn nên quỹ này cũng có nguồn nhàn rỗi dùng để đầu tư tăng trưởng quỹ. SOCSO đầu tư vào việc mua trái phiếu, tiền gửi cố định, cho vay dài hạn, góp vào công ty cổ phần, tham gia thị trường chứng khoán, đầu tư vào các ngành công nghệ cao, đầu tư vào bất động sản nhưng chủ yếu là cho công ty xây dựng vay vốn.

-Vụ hưu trí trực thuộc Bộ Tài chính

1.3.3 Bài học quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để phòng tránh nguy cơ mất cân đối bảo hiểm xã hội của nước Philippines đối bảo hiểm xã hội của nước Philippines

Ở Philipines để thực hiện chế độ BHXH cho người lao động thì sẽ có hai hệ thống làm nhiệm vụ này, bao gồm:

- Hệ thống an sinh xã hội Social Security System(SSS) đảm bảo thực hiện chế độ BHXH cho người lao động khu vực tư nhân và lao động tự do.

- Hệ thống BHXH phục vụ nhà nước Government Service Insurance System (GSIS) đảm bảo thực hiện chế độ BHXH cho người lao động trong khu vực nhà nước.

Hệ thống an sinh xã hội SSS được xây dựng với bốn chế độ là: tử tuất, mất sức lao động, ốm đau và hưu trí. SSS mang lại sự đảm bảo để đối phó với trường hợp ốm đau, tàn tật và chết, còn những người nghỉ hưu và những người mất sức lao động hoàn toàn hoặc vĩnh viễn thì được nhận tiền trợ cấp hằng tháng. Bên cạnh đó, SSS cũng cung cấp các khoản cho vay lương, nhà ở, học tập và khoản cho vay ứng phó với thiên tai để đáp ứng những nhu cầu đang ngày càng gia tăng của các thành viên.

SSS mở rộng diện bao phủ thông qua việc gia tăng các thành viên tham gia tự nguyện là những lao động Philippines được các doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng làm việc tại Philippines và trẻ em ngoài giá thú là những đối tượng được chỉ định. Các chế độ mới như: trợ cấp mai táng, tử tuất hàng tháng và các chế độ nghỉ thai sản cũng đã được thực hiện.

Mức đóng vào hệ thống an sinh xã hội SSS là 11% tổng quỹ tiền lương, trong đó, người sử dụng lao động đóng 7,37%, người lao động đóng 3,63% 17(Website Hệ 17https://www.sss.gov.ph/

thống an sinh xã hội Social Security System Philippines). Các khoản đóng được tích lũy trong quỹ dự trữ và quỹ này được đầu tư trong nước với tỷ lệ lợi tức hàng năm không dưới 9%. Nguyên tắc chỉ đạo chung đối với hoạt động đầu tư của SSS là phải đem lại lợi ích chung cho số đông các thành viên tham gia BHXH vàhỗ trợ các chương trìnhphát triển kinh tếxã hội của Chính phủ đồng thời phải đảm bảo khả năng đứng vững của hệ thống.

SSS cũng đồng ý cung cấp cho các thành viên các khoản vay với lãi suất ưu đãi nhằm phục vụ cho việc mua nhà, đầu tư và giáo dục. SSS là một nguồn quan trọng của quỹ đầu tư cho các dự án phát triển nhằm vào mục đích cải thiện phúc lợi cho dân chúng: như đầu tư vào các dự án xây dựng bệnh viện, trường học, trung tâm y tế, viện dưỡng lão và các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp.

Hệ thống BHXH phục vụ nhà nướcGSIS thực hiện việc yêu cầu người hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hàng năm phải thực hiện việc xác thực tình trạng nhận chế độ của họđể kích hoạt xác thực tình trạng nhận trợ cấp hoặc tiền hưu để đảm bảo tính bền vững lâu dài của quỹ và đảm bảo quyền lợi cho người hưởng trợ cấp hưu trí hiện tại và cả trong tương lai.

Hệ thống BHXH Philippines đã bao phủ tất cả đối tượng trong khu vực tư nhân, khu vực công, người lao động tự làm chủ, người thất nghiệp tạm thời, vợ/chồng của công chức hoặc doanh nghiệp tư nhân không đi làm, người lao động Philippines làm việc tại nước ngoài. Đóng BHXHlà một phương án đầu tư và tiết kiệm tốt nhất cho người lao động, nhờ mức đóng hợp lý và được hưởng chế độ đầy đủ khi ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tử vong hoặc nghỉ hưu. Một ưu điểm nữa là người lao động được bảo lưu quá trình đóng và có thể tham gia đóng trở lại vào bất cứ thời điểm nào.

Quỹ BHXH Philippines đang trong trạng thái ổn định với tổng tài sản là 500 tỷ peso. Năm 2017, Quỹ này tăng khoảng 10,6% so với năm 2016 là 159 tỷ peso do sự gia tăng số người tham gia BHXH. Mức đóng góp hàng tháng hiện đang là 11% mức lương cơ sở của người lao động, tối thiểu là 1.000 peso và tối đa là 16.000 peso; trong đó, 100 – 1.760 peso do người lao động đóng góp, số còn lại do chủ sử

dụng lao động đóng góp18(Website Hệ thống an sinh xã hội Social Security System Philippines).

Với cách làm trên,Hệ thống BHXH Philippines đã đạt được một bước tiến đáng kể trong thực hiện cải cách chính sách an sinh xã hội và hưu trí cho người lao động và quỹ BHXH đảm bảo khả năng bền vững tài chính và khuyến khích người lao động tham gia BHXH một cách đều đặn như một khoản đầu tư cho chính tương lai của họ.

Thông qua kinh nghiệm quản lý quỹ của Đức, Malaysia và Philippines có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:

- Áp dụng mô hình tự quản khi đưa nhiều tổ chức cùng thực hiện các chế độ BHXH cho các nhóm đối tượng khác nhau sẽ giúp quản lý các chế độ BHXH và sử dụng nguồn quỹ BHXH hiệu quả hơn.

- Hạn chế việc về hưu trước tuổi nhưng nếu các trường hợp làm việc sau khi vượt qua tuổi nghỉ hưu thì sẽ áp dụng bổ sung lương hưu.

- Tính toán lương hưu sẽ căn cứ vào toàn bộ quá trình đóng BHXH thay vì chỉ dựa vào những năm cuối.

- Chia nhỏcác khoản đóng góp vào quỹ BHXH để có thể có các khoản tiền nhàn rỗi sử dụng vào mục đích đầu tư giúp tăng trưởng quỹ BHXH.

- Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.

- Mở rộng phạm vi đầu tư quỹ BHXH thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước và phải đảm bảo độ an toàn để không ảnh hưởng tới việc thâm hụt quỹ BHXH.

Tóm lại, việc áp dụng các kinh nghiệm của các nước trên thế giới để có thể quản lý tốt quỹ BHXH tránh mất cân đối là cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng này cần có sự vận dụng, học hỏi một cách linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc và quan trọng là phải phù hợp với thực tiễn của nước ta.

18https://www.sss.gov.ph/

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)