Sự hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

2.1.1.1 Cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất bởi BHXH Việt Nam. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam được phân thành các cấp:

- BHXH Việt Nam là đơn vị dự toán cấp 1;

- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh), Văn phòng BHXH Việt Nam (bao gồm đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh), các đơn vị sự nghiệp thuộc BHXH Việt Nam là đơn vị dự toán cấp 2;

- BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXHhuyện) là đơn vị dự toán cấp 3.

Theo Điều 83 Luật BHXH 2014 thì quỹ BHXH bao gồm 03 quỹ thành phần như sau: quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN và quỹ hưu trí, tử tuất. Trong đó, quỹ ngắn hạn bao gồm: quỹ ốm đau, thai sản và quỹ TNLĐ-BNN; quỹ dài hạn là quỹ hưu trí, tử tuất.

Quỹ BHXH ở Việt Nam được hình thành từ các nguồn chính như sau: người sử dụng lao động đóng, người lao động đóng, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ, hỗ trợ của nhà nước, các nguồn thu nhập hợp pháp khác.

Quỹ BHXH được sử dụng với các mục đích sau (Điều 84 Luật BHXH 2014): - Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động;

- Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;

- Chi trả cho chi phí quản lý BHXH;

- Chi trả phí giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp download by : skknchat@gmail.com

không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH;

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995:

- Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, TNLĐ- BNN đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và TNLĐ-BNN đối với người đang làm việc).

- Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về BHXH. Để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập Hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp TNLĐ-BNN; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 Nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. QuỹBHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được nhà nước bảo hộ.

- Ngày 17/01/2014, Chính phủban hành Nghị định số05/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Nghị định này thay thế Nghị định số 94/2008/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 05/03/2014.

- Ngày 05/01/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Nghị định này thay thế Nghị định số 05/2014/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/02/2016.

2.1.1.3 Vị trí,chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Theo Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ thì vị trí, chức năng của BHXH Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.

- BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

2.1.1.4 Nhiệm vụ,quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Theo Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ thì nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- Đề xuất, kiến nghị Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành BHXH; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của BHXH Việt Nam; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT sau khi được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

- Trách nhiệm và quan hệ của BHXH Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT và chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT:

✓ Đối với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHTN; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHTN;

✓ Đối với Bộ Y tế: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHYT; tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh; giá dịch vụ y tế, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; kiến nghị với Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHYT theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHYT; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHYT; ✓ Đối với Bộ Tài chính: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài

chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT và cơ chế tài chính áp dụng đối với BHXH Việt Nam; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT;

✓ Tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)