Thực trạng thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 40)

Công tác thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo thực hiện download by : skknchat@gmail.com

quyền lợi của người tham gia và cân đối quỹ BHXH.Số thu quỹ BHXH phụ thuộc vào hai yếu tố chính là số đối tượng tham gia và số thu BHXH.

2.1.2.1 Số đối tượng tham gia BHXH

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) không chỉ góp phần tăng nguồn thu của quỹ mà còn mang tính chất nhân văn sâu sắc, là mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước và toàn ngành BHXH, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho mọi người lao động. Từ ngày 01/01/2007, Luật BHXH có hiệu lực thi hành, ngoài hình thức BHXH bắt buộc, việc mở rộng hình thức BHXH tự nguyện (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2008) và hình thức BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện cho mọi người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau cùng thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH, đáp ứng được yêu cầu phát triển đối tượng tham gia BHXH trên cả nước. Người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã có cơ hội tham gia BHXH tự nguyện và bình đẳng như mọi người lao động khác về chính sách BHXH.

Bảng 2.1: Tình hình số đối tượng tham gia BHXH từ năm 2015-2018

Đơn vị tính: triệu người

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 BHXH bắt buộc 12 12,9 13,5 14,4

2 BHXH tự nguyện 0,20 0,23 0,26 0,29

Tổng 12,2 13,13 13,76 14,69

Nguồn: BHXH Việt Nam

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 số người tham gia là 12 triệu người, năm 2016, 2017, 2018 số người tham gia BHXH bắt buộc tương ứng là 12,9; 13,5; 14,4 triệu người. Tính từ năm 2015 đến 2018, số người tham gia đã tăng thêm 2,4 triệu người, trung bình tăng khoảng 597 nghìn người một năm. Tuy nhiên, số người tham gia BHXH bắt buộc chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số người phải tham gia. Hiện nay, tổng số lực lượng lao động của Việt Nam khoảng 55 triệu người, vì thế số người tham

gia BHXH ở nước ta so với tổng số lực lượng lao động chỉ chiếm khoảng 26,2%. Số chưa tham gia tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do: chưa có quy định và quy chế phối hợp trong việc xác định số lượng đơn vị, doanh nghiệp và số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, nhưng quan trọng nhất là ý thức chấp hành pháp luật của nhiều chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, cố tình trốn đăng ký tham gia BHXH cho người lao động, trong khi chế tài chưa đủ mạnhđối với việc cố tình trốn tránh tham gia BHXH, xâm phạm đến quyền, nghĩa vụ hợp pháp của người lao động. Mặt khác, một bộ phận người lao động thiếu hiểu biết luật pháp, không dám đấu tranh đòi quyền lợi của mình, vô tình tiếp tay cùng chủ sử dụng lao động trốn đóng BHXH.

Đối với BHXH tự nguyện: số người tham gia tuy có tăng nhưng rất hạn chế, mặc dù ngay từ khi Luật BHXH được ban hành, BHXH Việt Nam đã xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH dưới nhiều hình thức, trong đó tập trung chủ yếu vào BHXH tự nguyện. Tuy nhiên tính đến hết năm 2018, số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ chiếm khoảng 1,97% trên tổng số người tham gia BHXH, đa số là người đã đóng BHXH bắt buộc nghỉ việc đóng tiếp để đủ điều kiện nghỉ hưu, số người tham gia từ đầu hầu như chưa có.

Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan của tình trạng tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế, có thể kể đến một vài nguyên nhân như sau: Thứ nhất, là do quy định chính sách đã làm giới hạn độ tuổi tham gia loại hình BHXH này, loại trừ nhiều người có khả năng về kinh tế có thể tham gia nhưng có độ tuổi trên 40. Vì nếu tham gia, khi hết tuổi vẫn chưa đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Thứ hai, đối tượng tham gia đa số là nông dân, lao động tự do, có thu nhập hàng tháng thấp, không ổn định nên không có điều kiện để tham gia, tâm lý của người Việt Nam là khi về già được con cháu nuôi dưỡng nên ít quan tâm đến loại hình BHXH tự nguyện. Một lý do không kém phần quan trọng là dịch vụ thu BHXH tự nguyện chưa được tổ chức hoàn thiện, thu BHXH tự nguyện mới chỉ có ở cấp huyện, chưa có ở cấp xã do chưa có quy định về lệ phí thu BHXH tự nguyện, hoa hồng cho đại lý thu BHXH tự nguyện.

Tóm lại, hàng năm số người tham gia BHXH bắt buộc vẫn chiếm đa số so với số người tham gia BHXH tự nguyện. Bình quân, số người tham gia BHXH bắt buộc qua các năm tăng khoảng 597 nghìn người/năm, trong khi đó, số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ tăng khoảng 30 nghìn người/năm. Vì vậy, trong thời gian tới BHXH Việt Nam cần chú trọng vào việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện để mở rộng diện bao phủ BHXH, đồng thời gia tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.

2.1.2.2 Số thu BHXH

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thu BHXH, BHXH Việt Nam đã tập trung và áp dụng nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện thu BHXH. Nguồn thu chủ yếu của BHXH Việt Nam gồm có: thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, thu từ NSNN và các khoản thu khác. Trong các nguồn đó, nguồn thu từ việc đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động là chủ yếu. Thực hiện tốt công tác thu BHXH nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần làm căn cứ giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH được đầy đủ, thuận tiện, chính xác.

Bảng 2.2: Tình hình thu BHXH từ 2015-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1

Thu đónggóp của người lao động và ngườisử dụng lao động

148.898 180.399 214.436 251.621

1.1 Thu quỹ ốm đau và thai sản 16.737 20.452 23.875 24.861 1.2 Thu quỹ TNLĐ - BNN 5.792 6.529 7.720 8.680 1.3 Thu quỹ hưu trí, tử tuất 125.546 152.484 181.651 216.778

1.4 Thu quỹ BHXH tự nguyện 823 934 1.190 1302

2 Thu lãi từ hoạt động đầu

tư quỹ BHXH 14.024 18.612 21.051 26.945

3 Thu từ NSNN chuyển

sang chi trả trợ cấp 33.754 35.967 39.550 42.976

4 Thu khác 210 236 260 279

Tổng 196.886 235.214 275.297 321.821

Nguồn: BHXH Việt Nam

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình thu quỹ BHXH từ năm 2015 đến năm 2018 đạt nhiều tín hiệu tích cực. Điều này được thể hiện trước hết bằng việc gia tăng nhanh chóng về số thu BHXH qua các năm. Năm 2015, số thu BHXH đạt 196.886 tỷ đồng, năm 2016 là 235.214 tỷ đồng, năm 2017 là 275.297 tỷ đồng và tăng lên đến 321.821 tỷ đồng vào năm 2018, cao gấp gần 1,63 lần so với năm 2015. Có được điều đó là kết quả của sự thay đổi về các chính sách thu cũng như quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam trong thời gian qua.

Xét về chi tiết nội dung các khoản thu, thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2015, số thu đạt 148.898 tỷ đồng trong 196.886 tỷ đồng, chiếm75,63 % tổng số thu; tỷ lệ này các năm 2016, 2017 và 2018chiếm lần lượt là 76,69%; 77,89% và 78,19%. Điều này

cho thấy, khoản thu từ đóng góp của người lao động và đơn vị sử dụng lao động không chỉ tăng lên về quy mô, số lượng mà còn có sự tăng lên cả về tỷ trọng; đồng thời luôn chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu thu của quỹ BHXH.

Đứng thứ hai trong cơ cấu các khoản thu là thu từ NSNN chuyển sang. BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộcChính phủ, do đó hàng năm vẫn có một số tiền nhất định trích từ NSNN để bổ sung cho quỹ BHXH. Khoản tiền này càng lớn chứng tỏ sự phụ thuộc càng nhiều của quỹ BHXH vào NSNN. Do đó, thực tế trong bảng số liệu trên, khoản tiền bổ sung từ NSNN cho quỹ BHXH có xu hướng tăng lên về quy mô: từ 33.754 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 42.976 tỷ đồng năm 2018 nhưng lại đang có sự giảm xuống về tỷ trọng tương ứng là 16,57% và 12,95%, điều đó chứng tỏ có dấu hiệu tốt trong việc giảm bớt sự phụ thuộc của quỹ BHXH vào NSNN, đồng thời cũng góp phần giảm dần gánh nặng lên NSNN do hàng năm phải trích thêm một khoản tiền không nhỏ để bù đắp cho quỹ BHXH.

Thu lãi từ hoạt động đầu tư cũng phát triển theo xu hướng chung là tăng lên về số lượng. Năm 2015,lãi thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH là 14.024 tỷ đồng; năm 2016 là 18.612 tỷ đồng; năm 2017 tăng lên 21.051 tỷ đồng và đạt 26.945 tỷ đồng vào năm 2018. Xét về cơ cấu trong tổng số thu, thu lãi từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên từ 6,88% năm 2015lên8,12% năm 2018, mặc dù sự tăng lên không nhiều. Lãi thu được từ hoạt động đầu tư là một khoản tiền bổ sung cho quỹ BHXH. Mặc dù số bổ sung này chưa lớn song việc tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng của nguồn thu này trong điều kiện nền kinh tế tồn tại nhiều rủi ro nhất là các rủi ro về đầu tư như hiện nay lại chứng tỏ rằng quỹ BHXH đang lựa chọn được các kênh đầu tư hiệu quả giúp giữ vững và gia tăng mức lãi từ hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)