Kế hoạch triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 72)

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, BHXH Việt Nam xác định thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

3.1.2.1 Xây dựng và thực hiện các Đề án lớn, tạo tiền đề cơ bản để triển khai nhiệm vụ toàn Ngành

-Xây dựng chiến lược phát triển Ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Xây dựng quy hoạch cơ sở vật chất của Ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành BHXH giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 445/QĐ-BHXH ngày 11/05/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

- Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành BHXH giai đoạn 2015-2020.

3.1.2.2 Tham gia nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội trên cơ sở tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn

- Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện; nêu rõ những vướng mắc trong quá trình thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất sửa đổi những nội dung còn bất cập.

- Tham gia nghiên cứu đề xuất sửa đổi một số điều của Bộ luật Lao động liên quan đến chính sách BHXH.

- Tham gia nghiên cứu đề xuất các vấn đề về cải cách chính sách tiền lương và BHXH khi tham gia xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước.

- Tổ chức chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ thu – chi BHXH theo kế hoạch được Chính phủ giao hàng năm trong toàn hệ thống.

- Xây dựng kế hoạch tăng thu và phát triển đối tượng tham gia BHXH hàng năm.

- Tổ chức chi trả chế độ BHXHđúng chính sách, chế độ, đảm bảo kịp thời; thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách.

- Tổ chức tham mưu và thực hiện tốt việc quản lý đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH hàng năm nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch và đúng pháp luật.

- Tăng cường công tác thanh tra – kiểm tra: Tăng số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản; nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm từng bước hạn chế, tiến tới khắc phục có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, đặc biệt là tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội về Luật BHXH và các văn bản liên quan đến các đơn vị sử dụng lao động, đối tượng tham gia BHXH. Đổi mới phương thức tuyên truyền để chính sách BHXHđến tận người lao động và nhân dân trong cả nước.

3.1.2.3 Cải cách hành chính

- Xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch của ngành BHXH. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tụy hết lòng phục vụ nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Nâng cao năng lực quản lý, đổi mới điều hành, tổ chức thực hiện tốt các chế download by : skknchat@gmail.com

độ BHXH với mọi đối tượng đảm bảo chính sách đúng quy định, kịp thời gian và đảm bảo an toàn.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đối với các quy trình giải quyết công việc tại tất cả các đơn vị trong Ngành.

3.1.2.4 Tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội

Đối với hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, BHXH Việt Nam chủ trương: Đẩy mạnh việc tái cơ cấu và kiện toàn danh mục đầu tư nhằm mục tiêu bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư cho từng loại hình đầu tư đang được thực hiện cũng như các loại hình dự kiến sẽ thực hiện, thiết lập quy trình quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng hệ thống báo cáo về hoạt động đầu tư với đầy đủ thông tin cần thiết cho các cấp được báo cáo, xây dựng quy chế hoạt động đầu tư các quỹ BHXH, cụ thể hoá quy định về các lĩnh vực quỹ BHXH được phép đầu tư, cấp quyết định đầu tư đối với các lĩnh vực quỹ BHXH đầu tư cụ thể, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHXH, hình thành đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý hoạt động đầu tư tài chính có trình độ, năng lực.

Để triển khai được những nội dung trên, BHXH Việt Nam cần báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép BHXH Việt Nam được đa dạng hoá danh mục đầu tư theo dự kiến, xây dựng cơ chế đấu thầu lãi suất để quyết định lãi suất cho vay đối với các ngân hàng thương mại, từng bước điều chỉnh giảm các khoản cho NSNN vay cũng như kiến nghị với Bộ Tài chính về mức lãi suất cho vay để đảm bảo được mục tiêu bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Trong thời gian tới, các khoản đầu tư mới sẽ được thực hiện với tỷ lệ nhỏ và tăng chậm dần đều qua các năm. Trong quá trình thực hiện mở rộng danh mục đầu tư, cần đánh giá kết quả từng loại đầu tư thực hiện mới để có phương hướng thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)