Cán cân thu chi quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 54)

Quỹ BHXH được hình thành dựa trên hai cơ sở là số thu BHXH và số chi BHXH. Cơ chế tạo lập nguồn vốn như sau:

Nguồn vốn đầu tư quỹ BHXH = số dư năm trước chuyển sang + tổng thu BHXH trong năm – tổng chi BHXH trong năm

Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2015-2018 như sau:

Bảng 2.6 : Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: BHXH Việt Nam

Qua số liệu bảng 2.6 ở trên ta có thể thấy, từ năm 2015 đến nay, số phát sinh tăng quỹ BHXH trong năm luôn lớn hơn số phát sinh giảm, vì vậy số dư quỹ năm sau đều cao hơn so với năm trước. Cụ thể, năm 2015 số phát sinh tăng quỹ đạt 196.886 tỷ đồng, trong khi đó số phát sinh giảm quỹ đạt 152.933 tỷ đồng, số kết dư quỹ đạt 160.131 tỷ đồng. Kết thúc năm 2018, số kết dư quỹ BHXH bắt buộc đạt 393.048 tỷ đồng, tăng 94.617 tỷ đồng so với năm 2017. Đây là nguồn quỹ dồi dào

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

1 Số dư quỹ năm trước

chuyển sang 116.178 160.131 221.993 298.431

2 Số phát sinh tăng quỹ

trong năm 196.886 235.214 275.297 321.821

3 Số phát sinh giảm quỹ

trong năm 152.933 173.352 198.859 227.204

4 Số kết dư quỹ chuyển

năm sau 160.131 221.993 298.431 393.048

để BHXH Việt Nam tiến hành hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ nhằm giảm nguy cơ mất cân đối quỹ trong dài hạn.

Theo quy định của Luật BHXH, quỹ BHXH gồm các quỹ riêng và quỹ thành phần, trong đó quy định cụ thể mức đóng, hưởng đối với từng quỹ thành phần. Quỹ BHXH bắt buộc bao gồm quỹ ốm đau - thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và quỹ hưu trí - tử tuất. Quỹ BHXH tự nguyện bao gồm quỹ hưu trí và tử tuất. Tình hình cân đối các quỹ thành phần cụ thể như sau:

2.2.1.1 Quỹ ốm đau, thai sản

Đây là quỹ ngắn hạn, với mức đóng theo quy định hiện nay là 3% tổng quỹ tiền lương thì từ 2015 đến nay đều đảm bảo đủ để chi trả và có số dư để dự phòng.

Bảng 2.7: Dự báo cân đối quỹ ốm đau, thai sản

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2020 Năm 2030 Năm 2040 Năm 2050 1 Thu BHXH 6.251 8.856 22.940 80.734 158.972 239.563 2 Chi BHXH 4.391 6.382 16.920 73.022 152.762 231.787 3

Cân đối thu - chi trong năm 1.860 2.474 6.020 7.712 6.210 7.776 4 Số kết dư từ năm trước chuyển sang 2.744 4.966 17.235 43.761 67.792 92.681

5 Lãi đầu tư

trong năm 362 525 2.016 6.730 11.513 23.045

6 Tồn quỹ đến

cuối năm 4.966 7.965 25.271 58.203 85.515 123.502

Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng các chỉ tiêu về thu, chi, số kết dư từ năm trước chuyển sang và lãi đầu tư trong năm đều tăng. Cụ thể, số cân đối thu – chi năm 2009 đạt 1.860 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 2.474 tỷ đồng, dự báo đến năm 2050 tăng lên 7.776 tỷ đồng. Cùng với số kết dư năm trước cộng với lãi đầu tư trong năm thì tổng số tồn quỹ đến cuối năm 2009 là 4.966 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 7.965 tỷ đồng, dự báo đến năm 2050 đạt mức 123.502 tỷ đồng, tăng khoảng 16 lần so với năm 2010. Như vậy, dự báo đến năm 2050 quỹ ốm đau thai sản vẫn có kết dư lớn và đảm bảo khả năng chi trả.

2.2.1.2 Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Với mức đóng là 0,5% tổng quỹ tiền lương để chi trả trợ cấp hàng tháng và các khoản trợ cấp 1 lần cho các đối tượng hưởng chế độ TNLĐ-BNN.

Bảng 2.8 : Dự báo cân đối quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2020 Năm 2030 Năm 2040 Năm 2050 1 Thu BHXH 1.025 1.636 7.981 19.916 37.761 52.830 2 Chi BHXH 330 592 4.462 11.031 29.054 37.591 3

Cân đối thu - chi trong năm 695 1.044 3.519 8.885 8.707 15.239 4 Số kết dư từ năm trước chuyển sang 752 1.490 5.890 9.114 16.203 22.581

5 Lãi đầu tư

trong năm 43 62 1.594 4.041 7.221 13.332

6 Tồn quỹ đến

cuối năm 1.490 2.596 11.003 22.040 31.951 51.152

Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng các chỉ tiêu về thu, chi, số kết dư từ năm trước chuyển sang và lãi đầu tư trong năm đều tăng. Cụ thể, số cân đối thu – chi năm 2009 đạt 695 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 1.044 tỷ đồng, dự báo đến năm 2050 tăng lên 15.239 tỷ đồng. Cùng với số kết dư năm trước cộng với lãi đầu tư trong năm thì tổng số tồn quỹ đến cuối năm 2009 là 1.490 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 2.596 tỷ đồng, dự báo đến năm 2050 đạt mức 51.152 tỷ đồng, tăng khoảng 19 lần so với năm 2010. Như vậy, dự báo đến năm 2050 quỹ TNLĐ-BNN vẫn có kết dư lớn và đảm bảo khả năng chi trả.

2.2.1.3 Quỹ hưu trí, tử tuất

Đây là quỹ dài hạn để chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên, tỷ lệ chi/thu quỹ ngày càng cao (số chi chiếm hơn 80% số thu hàng năm).

Vào tháng 3/2018, trong khuôn khổ của Dự án hỗ trợ kỹ thuật về quản lý đầu tư quỹ, Ngân hàng thế giới World Bank đã tài trợ cho BHXH Việt Nam mô hình PROST (Pension Reform Options Simulation Toolkit – Bộ công cụ mô phỏng các lựa chọn cải cách hệ thống hưu trí). Mô hình được thực hiện theo ngôn ngữ Excel và lập trình VBA (Visual Basic for Application). Theo TS. Mitchell Wiener, chuyên gia xây dựng và vận hành mô hình cho biết, mô hình đã được xây dựng và nâng cấp đến phiên bản thứ 14 và hỗ trợ cho khoảng 100 quốc gia thành viên và các nhóm nghiên cứu. Mô hình PROST dễ tiếp cận, dễ sử dụng, linh hoạt và phù hợp với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do mô hình mang tính kết cấu chung, sử dụng cho nhiều nước nên chưa phù hợp với chính sách bảo hiểm hưu trí đặc thù ở Việt Nam. Cụ thể kết quả tính toán bước đầu cho thấy:

- Kịch bản 1: số người tham gia BHXH đạt cao nhất là vào năm 2037 cũng không vượt qua ngưỡng là 25 triệu người, từ năm 2024 số chi lớn hơn số thu và NSNN phải hỗ trợ quỹ từ năm 2037.

- Kịch bản 2: số người tham gia BHXH đạt cao nhất là 28 triệu người vào năm 2037, số chi lớn hơn số thu vào năm 2034 và NSNN phải hỗ trợ từ năm 2043. Những kết quả dự báo này chưa được kiểm chứng nhưng có phần xa lạ với xu thế

phát triển BHXH ở Việt Nam. Hơn nữa, việc bàn giao mô hình chỉ nhằm phục vụ cho người vận hành, đưa nguồn số liệu đầu vào để cho kết quả đầu ra mà không có mã khóa, không hiểu rõ kết cấu của mô hình nên đã hạn chế mức độ tin cậy về kết quả dự báo của mô hình. Đồng thời, mô hình PROST bao gồm cả nguồn NSNN chi trả cho những người về hưu trước năm 1995. Tuy nhiên, mô hình PROST cũng sẽ là một công cụ song hành giúp chúng ta tính toán để so sánh với kết quả của các dự báo khác.

Dự báo cân đối quỹ hưu trí, tử tuất như sau:

Bảng 2.9: Dự báo cân đối quỹ hưu trí, tử tuất

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2020 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2037

1 Thu BHXH 40.661 157.352 395.411 485.542 1.554.081

2 Chi BHXH 35.350 122.774 391.219 501.531 2.258.834

3 Cân đối thu -

chi trong năm 5.311 34.578 4.192 -15.989 -704.753

4

Số kết dư từ

năm trước

chuyển sang

95.858 80.520 1.114.890 1.226.212 -150.834

5 Lãi đầu

trong năm 9.002 76.511 100.360 119.891 -39.542

6 Tồn quỹ đến

cuối năm 110.171 191.609 1.219.442 1.330.114 -895.129

Nguồn: BHXH Việt Nam

Như vậy, quỹ hưu trí tử tuất là quỹ thành phần đầu tiên có nguy cơ mất cân đối. Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng đến năm 2024, cân đối thu – chi bắt đầu thâm hụt, ước khoảng bội chi 15.989 tỷ đồng, nhưng do số kết dư từ năm trước chuyển sang cộng với lãi đầu tư trong năm đạt 1.346.103 tỷ đồng, do đó tồn quỹ đến

cuối năm 2024 vẫn dương, đạt mức 1.330.114 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo dự báo đến năm 2037, các chỉ tiêu về cân đối thu – chi, số kết dư từ năm trước chuyển sang, lãi đầu tư trong năm đều tăng trưởng âm, dẫn đến tồn quỹ cuối năm 2037 là âm 895.129 tỷ đồng. Vì vậy, nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH trong dài hạn là hiện hữu, nguyên nhân là do ở Việt Nam hiện nay, tiền đóng BHXH của những người đi làm được dùng để chi trả các chế độ BHXH, đặc biệt là lương hưu cho những người đã nghỉ việc. Mặt khác, một yếu tố lịch sử lớn ảnh hưởng đến khả năng chi trả của quỹ BHXH đó là chương trình BHXH bắt buộc mới chỉ hoạt động từ năm 1995 và những người nghỉ hưu trước đó không có đóng góp vào quỹ BHXH khi đi làm, vì vậy việc NSNN phải hỗ trợ cho quỹ BHXH là điều không thể tránh khỏi. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và đang gia tăng nhanh trong khu vực kinh tế chính thức. Điều này cho thấy số người đóng BHXH tiếp tục cao hơn so với số người hưởng lương hưu. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu độ tuổi của dân số trong tương lai là điều chắc chắn sẽ xảy ra do tỷ suất sinh giảm và tuổi thọ bình quân tăng theo thời gian theo mức sống dân cư được cải thiện. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số vì thế cũng tăng lên. Theo điều tra về biến động dân số của Tổng cục Thống kê, năm 2006 số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,2%, dự báo tỷ lệ này sẽ tăng lên 17% vào năm 2024, điều này dẫn đến tỷ lệ người đóng BHXH trên số người hưởng lương hưu có xu hướng giảm mạnh (năm 1996 tỷ lệ này là 217/1 nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn gần 10/1).

Như vậy, với cơ chế hiện tại tiền đóng bảo hiểm hiện hành được dùng để chi trả ngay cho người nghỉ hưu, còn phần thặng dư còn lại được dùng đầu tư vào những tài sản sinh lời thấp thì trong vòng hai, ba thập niên nữa, khi những người trẻ tuổi đang làm việc hiện nay về hưu thì quỹ BHXH sẽ bị thâm hụt tương đối lớn. Do đó, yêu cầu cấp thiết là phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài về quản lý quỹ BHXH, bao gồm cả quy định lại tỷ lệ đóng, tỷ lệ hưởng, tăng diện bao phủ BHXH, thiết kế hệ thống BHXH để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mở rộng hình thức đầu tư có hiệu quả cao hơn nhằm bảo toàn tăng trưởng quỹ ổn định, bền vững.

2.2.1.4 Quỹ BHXH tự nguyện

Hình thức tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện bắt đầu từ năm 2008, trong khi quy định sau 20 năm đóng BHXH mới đủ điều kiện hưởng lương hưu, nên

trong những năm đầu chủ yếu thu BHXH vào quỹ, các khoản chi rất ít, còn lại dư quỹ và số dư quỹ này trong 20 năm tới ngày càng tăng, sau đó bắt đầu sử dụng để chi trả lương hưu.

Nếu giữ mức đóng và mức hưởng như hiện nay thì dự báo cân đối quỹ BHXH tự nguyện như sau:

Bảng 2.10: Dự báo cân đối quỹ BHXH tự nguyện

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2028 Năm 2040 Năm 2041 Năm 2053 1 Thu BHXH 70 142 282 485 529 1.445 2 Chi BHXH 0,5 10 254 470 560 3.200 3 Cân đối thu - chi trong năm 69,5 132 28 15 -31 -1.755 4 Số kết dư từ năm trước chuyển sang 10 77 720 2.214 2.521 1.216

5 Lãi đầu tư

trong năm 0.25 11 74 385 400 60 6 Tồn quỹ đến cuối năm 79,75 220 822 2.614 2.890 -479

Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ bảng dự báo trên, ta thấy rằng đến năm 2041 bắt đầu xuất hiện thâm hụt cán cân thu – chi quỹ BHXH tự nguyện, với mức bội chi là 31 tỷ đồng, tuy nhiên do số kết dư từ năm trước chuyển sang cộng với lãi đầu tư trong năm đạt 2.925 tỷ đồng

nên số tồn quỹ đến cuối năm 2041 vẫn đạt số dương là 2.890 tỷ đồng. Nhưng dự báo đến năm 2053, cân đối thu – chi quỹ BHXH tự nguyện bội chi lớn, ước đạt 1.755 tỷ đồng, dẫn đến tồn quỹ cuối năm âm 479 tỷ đồng. Như vậy, theo dự báo thì đến năm 2053, quỹ BHXH tự nguyệnkhông còn khả năng chi trả và bắt đầu rơi vào trạng thái thâm hụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)