Các biện pháp để ngăn chặn nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 62)

thời gian qua

2.3.1.1 Thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội

Hiện nay, về cơ bản hệ thống BHXH của Việt Nam là hệ thống bảo hiểm của nhà nước, hoạt động theo cơ chế xác định trước mức hưởng, thu nhập của người

hưởng lương hưu chủ yếu là từ tiền lương hưu do hệ thống BHXH này chi trả. Hệ thống hưu trí tự nguyện dựa trên tài khoản tích lũy mới được đưa vào áp dụng từ cuối năm 2013 với sự ra đời của Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện.

Tuy hệ thống hưu trí Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống BHXH của nhà nước nhưng diện bao phủ của hệ thống này còn rất thấp. Hiện nay, mức độ bao phủ của hệ thống BHXH mới chiếm khoảng 80% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và trên 20% lực lượng lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là lao động làm việc tại khu vực phi chính thức tương đối lớn, hơn nữa một bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng trốn tránh việc tham gia BHXH. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì xu hướng dịch chuyển lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức cũng đang diễn ra, làm cho việc mở rộng độ bao phủ của hệ thống BHXH càng trở nên khó khăn hơn.

Một vấn đề nữa trong thiết kế hệ thống BHXH của Việt Nam là tuổi nghỉ hưu theo quy định tương đối thấp. Do có những ngoại lệ về độ tuổi nghỉ hưu với một số nhóm đối tượng như lực lượng vũ trang, người lao động trong ngành nghề độc hại, nguy hiểm… bên cạnh đó, tỷ lệ “phạt” do nghỉ hưu trước tuổi thấp nên tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu chung theo quy định. Điều này dẫn đến một nghịch lý là thời gian đóng BHXH ngắn (bình quân nam đóng 28 năm, nữ đóng 23 năm) nhưng thời gian hưởng lương hưu lại dài (bình quân nam hưởng 22,6 năm, nữ hưởng 27 năm).

So sánh với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tuổi nghỉ hưu theo quy định của Việt Nam vốn đã thấp (đối với nam là 60, nữ là 55), tuổi nghỉ hưu thực tế còn thấp hơn đối với cả nam và nữ. Ở hầu hết các nước, không có sự phân biệt về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, đa số ở mức 65 tuổi, nhiều nước có độ tuổi nghỉ hưu thực tế cao hơn độ tuổi nghỉ hưu do luật định (như Hoa Kỳ, Ai – len thực tế 66 tuổi, Na Uy thực tế 67 tuổi...).

Tỷ lệ chi cho lương hưu so với GDP của Việt Nam tương đối thấp, dưới 2,5% GDP. Theo số liệu của BHXH Việt Nam, số chi cho lương hưu năm 2010 khoảng

52.000 tỷ đồng, tương đương 2,4% GDP, trong đó chi từ NSNN chiếm 1,26% GDP, chi từ quỹ BHXH chiếm 1,15% GDP. Năm 2011, tổng chi cho lương hưu khoảng 62.000 tỷ đồng, chiếm 2,2% GDP, chi từ NSNN chiếm 1,1% GDP, chi từ quỹ BHXH chiếm 1,13% GDP. Năm 2012 tổng chi cho lương hưu khoảng 77.500 tỷ đồng, chiếm 2,4% GDP, chi từ NSNN chiếm 1,1% GDP, chi từ quỹ BHXH chiếm 1,28% GDP.

Nếu so với một số quốc gia trên thế giới, tỷ lệ chi lương hưu trên GDP của Việt Nam tương đối thấp. Những quốc gia có nền phúc lợi xã hội cao như Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Nhật Bản… đều có tỷ lệ chi lương hưu trên GDP trong khoảng 5-7%.

Theo báo cáo của Chính phủ, thời gian qua, số người nghỉ hưu ngày càng tăng lên dẫn đến tỷ lệ số người đóng/hưởng BHXH ngày càng giảm đi. Nếu như năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu thì năm 2007 chỉ còn 14 người và năm 2012 chỉ còn 9,3 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu. Kết quả là, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ só với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng nhanh, dẫn đến những thách thức trong việc cân đối quỹ BHXH trong tương lai gần.

2.3.1.2 Cân bằng thu – chi quỹ bảo hiểm xã hội

Số liệu thu – chi quỹ BHXH giai đoạn 2015-2018 cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại và dự báo trong tương lai gần, quỹ BHXH vẫn tiếp tục cân bằng thu – chi và có thặng dư. Tuy nhiên, việc thặng dư quỹ BHXH trong hiện tại là không bền vững do việc tăng thu trong thời gian qua chủ yếu nhờ yếu tố chính sách. Kể từ khi ban hành Luật BHXH năm 2006, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng và mang tính pháp lý cao, đồng thời với đó là sự ra đời của hệ thống BHXH tự nguyện đã góp phần không nhỏ trong việc tăng nhanh số đối tượng tham gia BHXH và số thu BHXH. Ngoài ra, trong giai đoạn 2007-2014, Luật BHXH đã quy định cụ thể lộ trình tăng mức đóng BHXH góp phần làm tăng nguồn thu của quỹ BHXH. Trong khi đó, số người hưởng chế độ BHXH chưa có sự thay đổi nhiều vì chu kỳ của chính sách BHXH tương đối dài. Mặt khác, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động có xu hướng tăng nhanh, từ 57,2% năm 2007 lên khoảng 76,6% năm 2013. Theo dự báo

của BHXH Việt Nam năm 2014, nếu không có chính sách, biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì quỹ hưu trí và tử tuất có số thu xấp xỉ bằng số chi vào năm 2023. Từ năm 2024 trở đi, để đảm bảo chi chế độ hưu trí, tử tuất cho người lao động, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ và đến năm 2037 thì quỹ BHXH sẽ hoàn toàn mất cân đối, thu không đủ chi. Hiện nay, không gian chính sách không còn nhiều, do đó, nếu không có những giải pháp đột phá thì việc tăng nguồn thu và giữ tình trạng cân bằng quỹ BHXH trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư của quỹ BHXH đã được thực hiện theo Luật BHXH nhưng chưa đạt được mục tiêu bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Giai đoạn 2007-2012, quỹ BHXH đã thực hiện đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, cho các Ngân hàng thương mại nhà nước vay, cho vay đối với các dự án đầu tư có tầm quan trọng quốc gia và cho NSNN vay. Mặc dù tỷ lệ lãi đầu tư bình quân năm có xu hướng tăng nhưng nhìn chung vẫn tương đối thấp nếu tính theo giá trị thực, thậm chí quỹ BHXH còn bị mất tài sản do tỷ lệ lãi đầu tư thấp hơn chỉ số lạm phát.

2.3.1.3 Giảm nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Công tác thu BHXH là cốt lõi trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Khó khăn của công tác thu BHXH là đối tượng và tiền lương luôn biến động, nhiều chủ sử dụng lao động bằng nhiều cách né tránh hoặc cố tình làm sai để chiếm dụng tiền BHXH của người lao động. Mặc dù BHXH Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi về chế độ, chính sách BHXH, đồng thời kiến nghị và áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu BHXH nhưng tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn xảy ra, đặc biệt là trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Bảng 2.11: Tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH từ 2015-2018 STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Số tiền nợ (tỷ đồng) 3.856 4.381 4.892 5.252 2 Tổng số phải thu BHXH (tỷ đồng) 148.898 180.399 214.436 251.621 3 Tỷ lệ nợ trên tổng số phải thu (%) 2,59 2,43 2,28 2,08

Nguồn: BHXH Việt Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số nợ đọng, trốn đóng BHXH có xu hướng tăng dần qua các năm về số tuyệt đối. Năm 2015 số nợ BHXH là 3.856 tỷ đồng, đến năm 2018 số nợ tăng lên 5.252 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên tổng số phải thu giảm qua từng năm, từ 2,59% năm 2015 xuống còn 2,08% năm 2018. Về số nợ BHXH tăng qua các năm,nguyên nhân là do nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi, vì thế các đơn vị sử dụng lao động cố tình vi phạm, chiếm dụng quỹ BHXH để giảm bớt chi phí từ lãi vay ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản vì thế quỹ BHXH cũng bị chiếm dụng, năm 2018 số nợ BHXH tăng hơn 1.396 tỷ đồng so với năm 2015.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, toàn ngành BHXH đã tập trung nhiều biện pháp truy thu số nợ đọng như phạt do chậm đóng, đăng tên các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, định kỳ hàng tháng báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phương tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn để xin ý kiến chỉ đạo, thành lập Tổ thu nợ BHXH liên ngành ở cấp tỉnh, huyện trong đó, biện pháp khởi kiện các đơn vị nợ BHXH ra Tòa án được triển khai mạnh mẽ. Chỉ tính riêng trong năm 2018, BHXH Việt Nam đã tiến hành kiểm tra 45.356 đơn vị sử dụng lao động trên khắp cả nước, thu hồi 39.672 triệu đồng, đề nghị xử phạt hành chính 5.381 đơn vị và đã có 876 đơn vị có quyết định xử phạt hành chính về trốn đóng BHXH.

Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH xảy ra chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm đa số. Các đơn vị nợ BHXH lớn tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm trên khoảng 75% tổng số nợ). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Mặc dù tỷ lệ số tiền chậm đóng, nợ đọng BHXH có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao, khoảng 2% số phải thu. Trong đó, nợ BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn (trên 70% tổng số nợ). Một trong những nguyên nhân của tình trạng nợ đóng, chậm đóng là do Luật BHXH năm 2006 quy định lãi chậm đóng bằng mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm (mức lãi suất này thường thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các ngân hàng). Mặt khác, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH theo quy đinh còn thấp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cố tình nợ, chậm đóng BHXH và chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng tiền đóng BHXH. Bên cạnh đó, việc tuân thủ quy định đóng BHXH còn thấp, thể hiện ở việc mức lương đóng BHXH của người lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước thường thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế và hiện nay cũng chưa có chế tài đối với vi phạm này.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH như sự bất bình đẳng trong công thức tính lương hưu giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đã dẫn đến sự trốn đóng BHXH của người lao động ở khu vực tư nhân. Mặt khác, mô hình BHXH hiện nay khiến doanh nghiệp, người lao động không được tham gia vào quá trình quản lý, giám sát hoạt động của quỹ, không biết đồng tiền mình đóng góp được sử dụng như thế nào dẫn đến việc thiếu lòng tin vào hoạt động của quỹ, từ đó e ngại trong việc đóng BHXH. Cũng có ý kiến cho rằng, thủ tục hành chính phức tạp của hệ thống BHXH đã gây ra phiền hà cho các doanh nghiệp, khiến họ thụ động hơn trong việc chấp hành pháp luật về BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)