Thực trạng chi bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Hàng năm, BHXH Việt Nam đều tiến hành lập dự toán thu chi quỹ BHXH trình Hội đồng Quản lý thông qua, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao dự toán cho BHXH Việt Nam. Trên cơ sở

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam giao lại dự toán thu chi hàng năm cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hiện nay, quỹ BHXH cần phải chi trả cho các chế độ BHXH, chi quản lý bộ máy và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Nhìn chung, tổng chi phí BHXH tăng qua các năm: Năm 2015, tổng chi của BHXH là 152.933 tỷ đồng, năm 2016: 173.352 tỷ đồng, năm 2017: 198.859 tỷ đồng và tăng lên 227.204 tỷ đồng trong năm 2018.

Bảng 2.3: Tình hình chi BHXH từ 2015-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Chi từ nguồn NSNN đảm

bảo 33.754 35.967 39.550 42.976

2 Chi từ nguồn quỹ đảm bảo 115.863 133.242 154.228 178.904

3 Chi quản lý bộ máy 2.731 3.352 3.979 4.420

4 Chi đầu tư XDCB 585 791 1.102 904

Tổng chi BHXH 152.933 173.352 198.859 227.204

Nguồn: BHXH Việt Nam

2.1.3.1 Chi trả các chế độ BHXH

Đây là nội dung chi quan trọng nhất của quỹ BHXH, thường chiếm khoảng trên 90% tổng số chi. Năm 2015, chi trả các chế độ BHXH là 149.617 tỷ đồng trên tổng số chi BHXH là 152.933 tỷ đồng, chiếm 97,8%. Năm 2016, 2017, 2018 tỷ lệ chi trả các chế độ BHXH trên tổng số chi BHXH tương ứng là 97,6%, 97,44%, 97,66%. Nhìn chung, số chi BHXH (bao gồm cả số chi từ nguồn NSNN đảm bảo và nguồn quỹ đảm bảo) tăng dần qua các năm. Mặc dù số đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp từ nguồn ngân sách giảm dần qua các năm do chết hoặc hết hạn hưởng, tuy nhiên số chi trả vẫn tăng, nguyên nhân là do nhà nước luôn có sự điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH tương ứng với mức điều chỉnh tăng tiền lương cơ sở nhằm đảm bảo mức sống cho người về hưu và hưởng trợ cấp BHXH. Nguồn chi trả từ quỹ BHXH

tăng nhanh là do vừa tăng số đối tượng hưởng, vừa tăng theo sự điều chỉnh lương theo quy định của nhà nước. Trong giai đoạn 2015-2018, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định thay đổi mức lương cơ sở và 04 lần quy định mức lương tối thiểu vùng qua các năm, cụ thể:

- Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên mức 1.210.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 01/05/2016

- Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017của Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên mức 1.300.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017

-Nghị định số 72/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017của Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng lên mức 1.390.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

2.1.3.2 Chi quản lý bộ máy

Chi phí quản lý BHXH được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ:

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH;

- Cải cách thủ tục BHXH, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH;

- Tổ chức thu, chi trả BHXH và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các cấp

19(Điều 90 Luật BHXH 2014).

Trước khi Luật BHXH ban hành, theo Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2003 và Quyết định số 144/2005/QĐ-TTg ngày 14/06/2005 kinh phí hoạt động bộ máy ngành BHXH là 4% và 3,6% trong số tiền thực thu BHXH được trích từ lãi đầu tư tăng trưởng quỹ. Từ khi thực hiện Luật BHXH năm 2007 đến nay, kinh phí bộ máy của Ngành được giao theo dự toán hàng 19Điều 90 Luật BHXH 2014

năm theo mức chi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Bình quân các năm 2015-2018 chi quản lý bộ máy chiếm từ 1,7% đến 2% số thực thu BHXH. Cụ thể, năm 2015 chi cho quản lý bộ máy là 2.731 tỷ đồng, chiếm 1,78% trên tổng số chi BHXH, các năm 2016, 2017, 2018 tỷ lệ tương ứng là 1,93%, 2%, 1,95%. Trong điều kiện đối tượng phục vụ ngày càng tăng, nhiệm vụ được giao bổ sung liên tục, nguồn kinh phí được giao có một số khoản chi nghiệp vụ còn hạn hẹp và mặc dù ngành BHXH đã triệt thực hiện chi quản lý bộ máy tiết kiệm nhưng vẫn không đủ nguồn để chi tiền lương bổ sung cho cán bộ công chức trong Ngành và trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Do đó đã hạn chế việc khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó với Ngành và chưa tạo ra sức hút để tuyển dụng và giữ được người giỏi chuyên môn làm việc trong Ngành.

2.1.3.3 Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Khoản chi này bao gồm chi xây mới, nâng cấp trụ sở BHXH huyện, tỉnh, chi mua sắm, trang bị, nâng cấp phần mềm, công nghệ thông tin, hệ thống máy trạm, máy chủ, xe ô tô...nguồn đầu tư được trích từ tiền sinh lời hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Từ 2011 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã cắt giảm triệt để các dự án khởi công mới. Theo báo cáo năm 2015 và 2016, BHXH Việt Nam không tiến hành phê duyệt kế hoạch đấu thầu và phê duyệt dự án đầu tư mới, các dự án được cấp kinh phí đầu tư bao gồm các dự án đã có quyết định phê duyệt dự án hoặc các công trình đang xây dựng dở dang. Tính đến 31/12/2018, toàn ngành có 103 công trình đã đưa vào sử dụng và đang xây dựng dở dang với tổng mức phê duyệt đầu tư là 715tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi cho mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn Ngành là 189 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2015 chi cho xây dựng cơ bản là 585 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,38% tổng số chi BHXH. Tỷ lệ tương ứng các năm 2016, 2017, 2018 là 0,45%, 0,55%, 0,39%. Nhận thấy rằng, chi cho xây dựng cơ bản tăng qua các năm từ 2015 đến 2017, tuy nhiên đến năm 2018 tỷ lệ chi cho xây dựng cơ bản đã giảm dần. Nguyên nhân là do ngành BHXH đã cơ bản hoàn thành các dự án đầu tư phục vụ công việc thường xuyên, thời gian tới nguồn chi này sẽ tiếp tục giảm, từ đó giảm bớt gánh nặng chi từ quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)