Thực trạng đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Theo quy định của pháp luật, đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo được nguyên tắc an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư20(Điều 91 Luật BHXH 2014).

Tuy nhiên, quỹ BHXH chỉ được đầu tư vào một số hình thức cụ thể như sau:

- Mua trái phiếu Chính phủ;

- Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Cho NSNN vay21(Điều 92 Luật BHXH 2014).

Từ năm 1995 đến nay, khi có kết dư các quỹ, tính bình quân BHXH Việt Nam dành khoảng 92% số kết dư để đầu tư. Từ 2007 đến nay, khi Luật BHXH được ban hành và có hiệu lực thi hành, BHXH Việt Nam ngày càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ số dư đầu tư/số kết dư quỹ mỗi năm đều đạt trên 90%.

Bảng 2.4: Tỷ lệ đầu tư các quỹ giai đoạn 2015-2018

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số kết dư quỹ (tỷ đồng) 160.131 221.993 298.431 393.048

2 Số dư đầu tư (tỷ đồng) 152.400 212.275 288.855 384.531

3 Tỷ lệ đầu tư (%) 95,2 95,6 96,7 97,8

4 Lãi suất đầu tư bình quân

(%)

7,16 7,64 7,52 7,23

Nguồn: BHXH Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng số kết dư quỹ đều tăng qua các năm, cụ thể: năm 2015 số kết dư quỹ đạt 160.131 tỷ đồng, năm 2016 đạt 221.993 tỷ đồng, năm 2017 đạt 298.431 tỷ đồng, năm 2018 đạt 393.048 tỷ đồng. Tính từ năm 2015 đến 2018, số kết dư quỹ đã tăng thêm 232.917 tỷ đồng, tăng 1,32 lần so với năm 2015. Số liệu trên phản ánh quỹ BHXH đang phát triển an toàn, bền vững. Bên 20Điều 91 Luật BHXH 2014

21Điều 92 Luật BHXH 2014

cạnh đó, để đảm bảo cân đối quỹ trong dài hạn, từ số kết dư quỹ cần được đầu tư hiệu quả nhằm gia tăng nguồn cho quỹ BHXH. Năm 2015, số dư đầu tư đạt 152.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 95,2% trên tổng số kết dư quỹ, các năm 2016, 2017, 2018 tỷ lệ tương ứng đạt 95,6%, 96,7%, 97,8%. Tỷ lệ này càng cao thể hiện mức độ an toàn của quỹ BHXH khi được đầu tư vào các hình thức được quy định tại Luật BHXH.

Tuy nhiên, BHXH Việt Nam mới chỉ thực hiện các biện pháp đầu tư như mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Kho bạc nhà nước, cho quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội vay. Số dư quỹ BHXH gửi tại tài khoản tiền gửi của Kho bạc nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn là khá cao, nhưng lại chưa thực hiện vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5 : Phân bổ danh mục đầu tư từ BHXH Việt Nam

Đơn vị tính: %

STT Danh mục đầu tư Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1

Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, công trái của nhà nước, Ngân hàng thương mại nhà nước

65,2 62,7 61,3 62,9

2 Cho NSNN vay 21,6 20,4 21,4 22,5

3

Cho Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội vay

11,2 14,8 15 12,2

4

Đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định

2 2,1 2,3 2,4

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: BHXH Việt Nam

Qua bảng số liệu cho thấy, mức độ ưu tiên đầu tư trong danh mục đầu tư tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018 có sự thay đổi không đáng kể. Trong danh mục đầu tư, việc mua trái phiếu Chính phủ và cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay dù vẫn chiếm tỷ lệ khá cao song lại đang có xu hướng giảm trong cơ cấu. Từ năm 2015 đến năm 2018, tỷ lệ vốn mua trái phiếu chính phủ, cho ngân hàng thương mại Nhà nước vay giảm 65,2%giảm xuống còn62,9%.

NSNN vay là khoản được ưu tiên tiếp theotrong tỷ trọng vốn đầu tư quỹ BHXH, và vẫn đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ vốn cho NSNN vay chiếm 21,6% và tỷ lệ này đã tăng lên 22,5% vào năm 2018.

Tỷ lệ vốn đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 2%), chứng tỏ hình thức đầu tư này chưa được quỹ BHXH quan tâm đầu tư và thực hiện. Mặc dù thấp nhưng tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong danh mục đầu tư lại đang có xu hướng tăng lên. Năm 2015, tỷ lệ vốn đầu tư cho danh mục này chiếm 2%, năm 2016 là 2,1%, năm 2017 tăng lên 2,3% và đạt 2,4% vào năm 2013. Điều này một phần cũng cho thấy nỗ lực của BHXH Việt Nam trong việc tìm kiếm các kênh đầu tư khác nhau nhằm tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu đầu tư của mình, đồng thời nhằm hạn chế rủi ro nếu có từ các kênh đầu tư truyền thống.

Mặc dù BHXH Việt Nam đã có sự nỗ lực trong việc đầu tư quỹ, được quản lý một cách cẩn trọng nhưng thực tế, giá trị của quỹ chưa tăng trưởng được như kỳ vọng để đảm bảo cân đối trong dài hạn. Lợi nhuận đầu tư thực tế của quỹ chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, không theo kịp tốc độ tăng trưởng GDP.

Như vậy, mặc dù vẫn sinh lời qua các năm nhưng tính toán trong tương quan với các chỉ tiêu tài chính khác thì hiệu quả đầu tư của chưa thực sự được thể hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)