2.1.2.1 Cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam
Xét theo cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có thể chia thành 5 nhóm chính:
- Nhóm thứ nhất (Đồ điện tử gia dụng): đây là nhóm sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ và quy mô sản xuất lớn, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp điện tử trong nước. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp này chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử đơn giản. Trong đó chủ yếu là nhập khẩu toàn bộ linh, phụ kiện nước ngoài về lắp ráp (chiếm tới 80%). Khoảng 70% tổng số tivi, radio tiêu thụ trên thị trường nội địa được lắp ráp trong nước, tuy nhiên những linh phụ kiện chủ yếu được nhập từ nước ngoài do năng lực cung cấp của những nhà sản xuất trong nước không đảm bảo.
- Nhóm thứ hai (Thiết bị thông tin): bao gồm các sản phẩm như máy vi tính, thiết bị mạng, các thiết bị thông tin ngoại vi… Cũng tương tự như đồ điện tử gia dụng, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia công đoạn lắp ráp và cung ứng sản phẩm dưới thương hiệu của các công ty lớn trên thế giới. Một số nhỏ doanh nghiệp lắp ráp và bán các thiết bị thông tin với thương hiệu nội địa như: CMS, T&H nhưng những linh kiện như vi xử lý, chíp, vi mạch, socket… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc từ các doanh nghiệp FDI trong nước.
- Nhóm thứ ba (Thiết bị viễn thông): bao gồm các sản phẩm điện thoại để bàn, điện thoại di động, thiết bị phát sóng…đây là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp cũng như chính phủ quan tâm đầu tư cả về nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Đã có nhiều sản phẩm điện thoại mang thiêu hiệu Việt như: Mobistar, Q-mobile, Viettel hay FPT được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Mặt bằng chung về giá của các sản phẩm này thấp hơn nhiều so với các sản phẩm nhập khẩu tương tự. Tuy nhiên do hạn chế về thiết kế, tính năng sản phẩm nên các sản phẩm điện thoại mang thương hiệu Việt chủ yếu là các sản phẩm tầm trung. Khi mà nhu cầu về các dòng
28
điện thoại cao cấp ngày càng nhiều, đặc biệt là đối với giới trẻ thì các nhà cung ứng trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu này mà chủ yếu đứng ra dưới vai trò nhà phân phối cho các dòng sản phẩm cao cấp như các thế hệ điện thoại thông minh…
- Nhóm thứ tư (Linh phụ kiện và vật liệu): bao gồm những linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu để sản xuất ra các thiết bị điện tử. Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam đã sản xuất được một số linh kiện như tụ điện, cuộn cảm, cuộn cao áp, chi tiết nhựa… Tuy nhiên số lượng mặt hàng này không thể đáp ứng được nhu cầu về các loại linh kiện điện tử của các doanh nghiệp lắp ráp trong nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất FDI. Thêm vào đó chất lượng của các linh kiện được sản xuất tại Việt Nam còn thấp, độ bền kém so với một số linh kiện do Thái Lan, Nhật Bản sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu linh phụ kiện và nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, song sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ chưa tương xứng.
- Nhóm thứ năm (thiết bị điện tử chuyên dụng và công nghiệp): bao gồm máy móc và các thiết bị điện tử phục vụ các ngành công nghiệp khác, an ninh, y tế. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam về nhóm hàng này nói chung rất thấp, gần như toàn bộ máy móc sử dụng trong các hoạt động công nghiệp và y tế phải nhập khẩu từ nước ngoài, với giá thành khá cao.
2.1.2.2 Các sản phẩm điện tử chính của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay
Sản phẩm điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được chia làm hai nhóm chính là nguyên liệu, linh phụ kiện điện tử và sản phẩm được lắp ráp phục vụ xuất khẩu. Nguyên vật liệu dành cho ngành điện tử rất đa dạng và phong phú như: cơ khí chính xác, hóa chất, giấy, băng keo, cao su, nhựa tổng hợp,…Tuy nhiên do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, những nguyên liệu chính cung cấp cho ngành công nghiệp điện tử như chất bán dẫn, điện quang, một số hóa chất… hầu hết đều phải nhập khẩu tử nước ngoài. Các nhà cung ứng Việt Nam chỉ có thể sản xuất và phân phối những nguyên liệu cơ bản như kim loại, kính, một số loại nhựa, băng keo…Về linh phụ kiên, Việt Nam mới chỉ sản xuất được những sản phẩm phụ trợ đơn giản cho ngành điện tử như tụ điện, điện trở, cuộn cao áp, cuộn cảm; ốc vít, các chi tiết nhựa; đèn hình tivi, chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại ăng-ten, các chủng loại bao bì…với
29
chất lượng trung bình. Những linh phụ kiện phức tạp hơn phục vụ sản xuất hàng điện tử đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…Trong các loại linh phụ kiện thì linh kiện bán dẫn và vi mạch (IC) đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Các linh kiện này chủ yếu do một số tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Toshiba, Nec… sản xuất và cung ứng. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam như Viettel, FPT đã có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế IC sử dụng trong các thiết bị điện tử, dù chưa thể hoàn thiện từ đầu tới cuối. Các sản phẩm được lắp ráp phục vụ xuất khẩu chủ yếu như điện thoại, máy in, máy tính, các sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông…
Nhìn chung cơ cấu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam còn chưa tương xứng và mất cân đối, đến 80% là sản phẩm thuộc nhóm điện tử tiêu dùng, chỉ 20% thuộc nhóm sản phẩm điện tử chuyên dụng.