2.3.1.1 Bước đầu thu hút được sự chú ý của các Tập đoàn điện tử đa quốc gia để trở thành các OEM, tạo tiền đề nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng
Bước đầu, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những chuyển biến từ gia công, lắp ráp đơn giản sang sản xuất được một số phụ tùng linh kiện điện tử phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Một số các doanh nghiệp nội địa như Hanel, FPT, Belco, Hòa Phát, Tiến Đạt, CMS... đã nghiên cứu thiết kế được các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt. Họ cũng đã xây dựng và tạo được chỗ đứng khá vững chắc cho các thương hiệu của mình. Từ đó thu hút được sự chú ý của các Tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới như Intel, Microsoft, Qualcomm... và có được những hợp đồng hợp tác dài hạn, nhận được sự hỗ trợ đầu tư về kiến thức, công
41
nghệ, kỹ thuật, trở thành các OEM cho các Tập đoàn đó. Trên tiền đề đó, trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu với tư cách là các ODM và OBM.
2.3.1.2 Tận dụng lợi thế về lao động, chính sách khuyến khích của nhà nước để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Khi xét lợi thế về lao động, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn do có lợi thế về thị trường lao động dồi dào, chi phí thấp. Với hơn 90 triệu dân và số người ở độ tuổi lao động chiếm 51% dân số cả nước, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng về cơ cấu dân số. Đây là nguồn lao động trẻ, khỏe, năng động, có tiềm năng và khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
Biều đồ 2.3: Giá lao động của Việt Nam so với các nƣớc trong CPTPP (USD/giờ)
(Nguồn: https://tradingeconomics.com/countrylist/labour-costs
Với mức giá lao động rẻ khoảng 1 USD/giờ, thấp hơn hẳn so với quốc gia trong khu vực nói chung và các nước đang phát triển nói riêng, Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các quốc gia trên thế giới (Biểu đồ). Các nhà đầu tư cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam có thể thấp hơn so với một số nước phát triển, nhưng nếu xét trong mối tương quan với giá lao động của Việt Nam thì chi phí lao động tính trên sản phẩm vẫn thuộc loại rẻ. Chẳng hạn, năng suất lao động
42
của công nhân tại Nhà máy Samsung Việt Nam bằng 80% so với Hàn Quốc, trong khi về chi phí lao động Việt Nam chỉ bằng 20% chi phí tại Hàn Quốc. Nguồn lao động trẻ và giá rẻ của Việt Nam được cho rằng sẽ trở thành “thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư quốc tế”10
.
Bên cạnh lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng cùng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư của Chính Phủ Việt Nam. Đặc biệt, với xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam của các tập đoàn điện tử lớn trong thời gian gần đây nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia như CPTPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... Theo đó, các quy định về quy tắc xuất xứ của CPTPP hay AEC buộc các nhà đầu tư muốn tận dụng cơ hội thâm nhập thị trường ASEAN và CPTPP phải đầu tư vào Việt Nam ở những giai đoạn chuyên sâu hơn, chuyển giao công nghệ để đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện tử và sản xuất linh kiện điện thoại, máy tính ở Việt Nam đang tăng nhanh với nhiều dự án đầu tư rất lớn. Ví dụ như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon; dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỷ USD); dự án của Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) tại Bình Dương sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ trong máy ảnh, máy in; dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) với tổng số vốn 5 tỷ USD, trong đó riêng sản xuất linh kiện điện tử khoảng 1 tỷ USD; dự án chuyên sản xuất Camera của LG Innotek tại Hải Phòng (200 triệu USD); Tập đoàn Samsung xây dựng hai nhà máy có vốn đầu tư 2,5 tỉ USD ở Bắc Ninh và 2 tỉ USD ở Thái Nguyên; Thành phố Hồ Chí Minh cũng thu hút Tập đoàn Samsung với dự án xây dựng nhà máy sản xuất hàng điện tử tại Khu Công nghệ cao, đây là nhà máy thứ ba của Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1 tỉ USD11… Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kim ngạch và thị phần xuất khẩu điện tử của Việt Nam vươn lên trở thành nhà xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và thứ 3 trong ASEAN từ năm 2015.
10
Tạp chí công thương, địa chỉ tại: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-loi-the-cua-viet-nam-
trong-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tu-cac-nuoc-cptpp-54288.htm, truy cập ngày 25/04/2019
11 Ninh Thuận Online – Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận,
43