Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp điện tử của việt nam (Trang 69 - 71)

3.2.1.1 Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với từng doanh nghiệp

Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam phải xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình trong khoảng thời gian nhất định. Tiếp đó, phải thực sự chủ động trong việc sản xuất cũng như tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp điện tử Việt Nam được người nước ngoài đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhưng chưa chủ động trong kế hoạch sản xuất cũng như tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Để khắc phục hạn chế này, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp điện tử Việt Nam vẫn sản xuất theo mô hình cũ: sản xuất – tìm kiếm khách hàng – phân phối sản phẩm, sản xuất bị thụ động theo nhu cầu thị trường mà không có những kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không tập trung nguồn lực vào công đoạn sản xuất mình có lợi thế nhất mà phân bổ nguồn lực dàn trải ở tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất cũng như phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong khi tiềm lực quản lý và tài chính thấp dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nên xây dựng cho mình một chiến lược phát triển lâu dài: chủ động xác định và tiếp cận thị trường và khách hàng mục tiêu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nắm bắt, dự báo nhu cầu sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể theo hoạch định; tập trung vào nguồn lực mà mình có ưu thế để từng bước chiếm lĩnh thị trường, phát triển thương hiệu.

60

3.2.1.2 Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp điện tử Việt Nam không có con đường nào khác là phải tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng chiến lược kinh doanh, thương hiệu và tích tụ vốn. Với xu hướng hội nhập, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải đổi mới tư duy mạnh mẽ để có cách tiếp cận đúng:

- Các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam có thể thông qua các hợp đồng gia công, sản xuất thiết bị gốc để nhận được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ người mua nước ngoài hay từ các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng lệ thuộc công nghệ, các doanh nghiệp nội địa cũng cần có ý thức tự nâng cao năng lực công nghệ của chính mình bằng cách chủ động đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; ngoài ra sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm từ quá trình liên kết sản xuất quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cần mạnh dạn phân bổ nguồn doanh thu cho các hoạt động R&D để tạo đột phá và phát triển sản phẩm của chính mình; hoặc kết hợp chặt chẽ với các tổ chức khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu để nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu công nghệ tiên tiến nhất.

- Khả năng cạnh tranh phải dựa trên sự đổi mới không chỉ ở khía cạnh công nghệ mà còn bao gồm những cải tiến đối với quy trình sản xuất và sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp điện tử phải quan tâm chú trọng đến việc tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng như nâng cao trình độ quản lý sử dụng lao động. Các doanh nghiệp nên liên kết, tài trợ cho một số trường đại học để tiếp cận, tuyển chọn lực lượng lao động đầu vào tiềm năng, sáng tạo. Đồng thời mở các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc tạo điều kiện cho nhân viên ra nước ngoài công tác để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm. Có các buổi tập huấn, trao đổi nhân viên giữa các bộ phận liên quan để nâng cao khả năng làm việc nhóm và khả năng thích ứng của nhân viên. Bên cạnh những biện pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực thì đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Các doanh nghiệp điện tử cần thực hành trách nhiệm xã hội về lao động bằng cách tuân

61

thủ các tiêu chuẩn lao động và thực thi pháp luật lao động để góp phần thúc đẩy việc làm bền vững.

3.2.1.3 Phát triển mạnh các liên kết sản xuất trong nước và quốc tế làm nền tảng thamgia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Như các ngành công nghiệp khác, dù muốn hay không, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam vẫn phải hội nhập và tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất quốc tế. Phân công lao động quốc tế sẽ định vị chức năng của mỗi quốc gia, mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp trong chuỗi. Sự xuất hiện của vài tập đoàn điện tử lớn ở Việt Nam gần đây cho chúng ta thấy rõ hiệu ứng lan toả của “xuất khẩu sản xuất” của các nước phát triển. Như vậy, các doanh nghiệp điện tử trong nước cần nhanh chóng nâng cao nhận thức về liên kết sản xuất quốc tế để lựa chọn cho mình hướng đi thích hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam cũng cần phải liên kết lại với nhau, thành các hiệp hội để mạnh hơn, có tiếng nói hơn, cùng hỗ trợ lẫn nhau tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nên chủ động tìm cách tham gia vào các liên kết sản xuất quốc tế để nhận được các hỗ trợ thiết thực về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản trị doanh nghiệp... Liên kết sản xuất quốc tế có thể được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau. Các doanh nghiệp có thể liên kết theo quy trình công nghệ, cũng có thể theo từng bộ phận (liên kết tài chính, liên kết nhân lực, liên kết quản lý, liên kết thị trường…). Đối với các doanh nghiệp sản xuất điện tử Việt Nam, có thể lựa chọn liên kết theo hai phương án:

- Các doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất linh kiện, chi tiết công nghệ hay còn gọi là thượng nguồn của sản phẩm.

- Các doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển hạ nguồn tức là sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp điện tử của việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)