Xu hướng phát triển của ngành điện tử thế giới trong cuộc cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp điện tử của việt nam (Trang 61 - 63)

công nghiệp lần thứ tư

Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, công nghệ in 3D trong chế tạo sản phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot… Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

Hình 3.1: Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

52

Các phương thức sản xuất mới ra đời khai thác triệt để các tiến bộ của khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, vai trò của ngành điện tử trở nên hết sức quan trọng do các yếu tố của thế giới số trong CMCN 4.0 chính là trí tuệ nhân tạo. Điện tử sẽ đóng vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn tạo ra các giá trị mới trong chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm.

Cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi căn bản xu hướng phát triển của ngành điện tử toàn cầu: Robots, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người, hoạt động sản xuất ngành điện tử trong tương lai sẽ quay trở lại các nước công nghiệp phát triển. Trong CMCN 4.0, chi phí nhân công và các công đoạn gia công, lắp ráp ngày càng ít quan trọng, chúng dần dần có thể được thay thế hoàn toàn bởi người máy khi sự đột phá về công nghệ cho phép ứng dụng rộng rãi người máy thông minh hơn với chi phí thấp hơn. Các dây chuyền sản xuất đang và sẽ chuyển dần về các nước công nghiệp phát triển, không phải vì giá nhân công tăng lên, mà vì các tập đoàn đa quốc gia muốn đưa sản xuất về gần với khách hàng để có thể phản ứng nhanh hơn với thay đổi nhu cầu.

Việc nắm bắt kịp thời các thành quả của cuộc CMCN 4.0 có thể coi là chìa khóa, cơ hội để tạo bước phát triển mang tính đột phá cho ngành công nghiệp điện tử của nước ta trong thời gian tới nhằm tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên cũng tồn tại nhiều thách thức trong ngắn và trung hạn. Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đang duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này sẽ đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 khi mà lợi thế về lao động, đặc biệt là lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể; sản xuất thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên sẽ mất lợi thế và dần bị thu hẹp.

Trong bối cảnh của CMCN 4.0 khi mà nền sản xuất điện tử toàn cầu dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai, đòi hỏi Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi, có chiến lược phù hợp cho việc thúc đẩy ngành điện tử Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

53

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp điện tử của việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)