2.3.3.1 Từ phía các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam
Quy mô và cách thức tổ chức sản xuất - kinh doanh nhỏ lẻ
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017 cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 51,6% so với năm 2012, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98,1%. Cũng giống như quy mô của hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử đều là DNVVN, hầu hết thiếu vốn và nguồn lực để đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại. Không những vậy, trong một thời gian dài các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã quen với việc sản xuất tích hợp theo chiều dọc. Theo đó, mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm đều được khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có sản phẩm mang thương hiệu riêng, trong khi khả năng cạnh tranh kém do cách tổ chức sản xuất.
15 Báo tuổi trẻ - Èo uột công nghiệp điện tử Việt Nam, địa chỉ tại: https://tuoitre.vn/eo-uot-cong-
47
Đầu tư của doanh nghiệp vào đổi mới công nghệ và các hoạt động R&D hạn chế
Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn thì việc đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ là điều kiện không thể thiếu. Các doanh nghiệp điện tử chậm phát triển và đổi mới ứng dụng công nghệ tự động hóa là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Đây đang là một thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển ngành điện tử của Việt Nam.
Theo báo cáo của World Bank năm 2017, các doanh nghiệp Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 1,9%. Đáng chú ý, doanh nghiệp ở nước Lào rất quan tâm đến R&D và đã chi đến 14,5% doanh thu hàng năm cho hoạt động này. Như vậy, tại khu vực 'Đông Dương' với chỉ Việt Nam với Lào, Campuchia, doanh nghiệp của chúng ta lại là những người „lười‟ quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển nhất. So với Philippines và Malaysia, Việt Nam cũng thua kém khi mà tỷ lệ dành tiền cho R&D của các doanh nghiệp ở hai nước này lần lượt là 3,6% và 2,6%.
Biều đồ 2.4: Tỷ lệ tiền/doanh thu dành để đầu tƣ vào R&D tại các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á trong 3 năm 2014 - 2017
48
Thiếu hụt lao động kỹ thuật ngành điện tử, đặc biệt là lao động chất lượng cao
Mặc dù các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam đang chuyển đổi hệ thống dây chuyền sản xuất sang tự động hóa, song trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp ngành điện tử vẫn thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động (Bộ Lao động-Thương Binh-Xã Hội) về việc làm bền vững trong ngành điện tử tại Việt Nam: “Lao động trong ngành điện tử chủ yếu làm việc trong nhóm nghề: thợ có kỹ thuật lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị, thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc trong ngành điện tử không cao, có đến 68,75% chưa có bằng cấp, chứng chỉ. Trong đó, ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ này cao hơn. Đáng chú ý, có đến 80% doanh nghiệp điện tử gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ thuật”.
Mặc dù thời gian gần đây các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ robot thay thế lao động trong ngành điện tử, tuy nhiên, bà Đào Thị Thu Huyền, Chánh văn phòng cấp cao của Công ty Canon Việt Nam cho rằng: “Đó là cảnh báo trong tương lai. Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp điện tử đều đang tiến hành tự động hóa máy móc thiết bị, song vẫn thiếu lao động trầm trọng. Không chỉ thiếu lao động có tay nghề mà ngay cả lao động phổ thông cũng khó tuyển”.
2.3.3.2 Từ chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước
Chưa tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi
Môi trường kinh tế Việt Nam trong thời gian dài vừa qua chưa tạo đủ điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành điện tử nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nói riêng. Một số lĩnh vực đem lại tỷ suất lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán đã làm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất ngành điện tử hạn chế. Bên cạnh đó, việc khởi tạo doanh nghiệp chế tạo điện tử khó khăn và nhiều rủi ro hơn nhiều việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Đồng thời việc thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do lãi suất tín dụng cao. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các
49
doanh nghiệp sản xuất lắp ráp điện tử còn yếu kém, thiếu sự phối hợp liên kết giữa các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Sự liên kết này cần phải có sự hỗ trợ và tác động của nhà nước.
Hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam hạn chế
Quá trình nội địa hóa các sản phẩm điện tử Việt Nam vẫn đang bị tác động, bị chi phối bởi các công ty nước ngoài, vì trình độ công nghệ sản xuất của ngành điện tử Việt Nam vẫn còn quá xa so với các nước trong khu vực. Theo số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2007, trình độ công nghệ và trang thiết bị phục vụ sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam lạc hậu khoảng 10-15 năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó có thể đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại, nhất là nếu có đầu tư thì khó có hiệu quả cao ngay từ đầu nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như hỗ trợ đầu tư công nghệ. So với doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía chính phủ như đất đai, thuế…
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử còn nhiều bất cập
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chiến lược phát triển công nghiệp điện tử được xây dựng trên khả năng cạnh tranh quốc tế. Khả năng cạnh tranh quốc tế lại được xây dựng bằng nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí thời gian, chuyên môn hóa tiếp thị và dịch vụ hậu mãi. Nhân tố chi phí sản xuất, chính là ở việc sẵn có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ở trong nước. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với số lượng lớn nên giá thành hạ do tính kinh tế theo quy mô sản xuất. Nguyên nhân chính khiến sản phẩm điện tử trong nước có giá thành cao là do phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu. Trong điều kiện hội nhập quốc tế với nhiều hiệp định tự do sắp có hiệu lực hoàn toàn, sự cạnh tranh toàn cầu của các sản phẩm điện tử ngày càng gay gắt, phải thay đổi nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ ngành
50
điện tử, nếu không phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ không có ngành công nghiệp chế tạo. Từ đó, Nhà nước cần đưa ra những chính sách thiết thực và cấp bách để phát triển kịp thời công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử đáp ứng tiến trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế
Việt Nam có nhiều thuận lợi về nguồn nhân lực như nguồn lao động trẻ, dồi dào. Tuy nhiên để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu thì nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn mới là điều quyết định. Nguyên nhân của việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp điện tử do nội dung đào tạo tại các trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong phát triển kinh tế cũng tạo ra tâm lý lao động xã hội chỉ quan tâm đến các ngành thương mại và dịch vụ. Về trung hạn, Việt Nam sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thay cho việc nghiên cứu, phát hiện công nghệ, trong việc gia công, sản xuất các chi tiết quan trọng thay cho việc nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng để tiếp thu tốt các kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ thì yêu cầu cấp bách phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao.
51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU