Đây là công đoạn đem lại ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi cung ứng, phù hợp với những doanh nghiệp có năng lực sản xuất thấp. Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công lắp ráp này. Doanh nghiệp Việt Nam thường nhập khẩu linh phụ kiện từ nước
5 Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung, tại địa chỉ:
35
ngoài sau đó tiến hành lắp ráp và phân phối sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế. Số ít doanh nghiệp tự thiết kế sản phẩm, còn lại sản xuất theo những thiết kế của các công ty đặt hàng nước ngoài. So với một số nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mới đang ở cuối giai đoạn lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu. Trong khi đó, một số nước trong khu vực điển hình như Thái Lan đã có ngành công nghiệp phụ trợ hết sức phát triển, hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm được đẩy mạnh, đầu tư công nghệ cao tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất ngành hàng điện tử phát triển nhanh.
Trong cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017, Tổng cục thống kê đã tổ chức thu thập thông tin về hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo về các nhóm hàng: dệt may, giày dép; điện tử máy tính; điện thoại và hàng hóa khác. Kết quả cho thấy, tổng phí gia công các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động nhận gia công, lắp ráp hàng hóa cho nước ngoài năm 2016 đạt 8,6 tỷ USD. Trong đó, phí gia công của lắp ráp điện thoại 268 triệu USD, chiếm 3,1%; lắp ráp điện tử máy tính 63 triệu USD, chiếm 0,7% tổng phí gia công lắp ráp hàng hóa nước ngoài. Năm 2016, tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình gia công, lắp ráp của cả nước đạt 20,2 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sau gia công, lắp ráp đạt 32,4 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp FDI chiếm trọng số lớn nhất với giá trị hàng hóa sau gia công đạt 25,6 tỷ USD, chiếm tới 78,9% tổng giá trị hàng hóa sau gia công. Cùng với đó, nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của các doanh nghiệp FDI là 16,3 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu. Hoạt động gia công hàng hóa với nguyên liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp và sở hữu nên tỷ lệ giá trị nguyên liệu nhập khẩu về để gia công, lắp ráp so với tổng giá trị hàng hóa, sau gia công ở mức độ khá cao (62,3%). Trong đó, tỷ lệ này cao nhất ở nhóm hàng điện thoại với 78,9%; nhóm hàng điện tử, máy tính 76,45%. Số liệu trên cho thấy, với nhóm hàng điện thoại và điện tử máy tính, gần như doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu được phí gia công, lắp ráp do nước ngoài trả mà không cung cấp nguyên liệu phụ trợ sản xuất trong nước cho hoạt động gia công. Các đối
36
tác chính đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công lắp ráp hàng hóa trong năm 2016 gồm 5 quốc gia, vùng lãnh thổ là: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Theo kết quả điều tra, bên cạnh việc chỉ hưởng phí gia công ít ỏi, hầu hết các sản phẩm sau gia công, lắp ráp được xuất khẩu trở lại cho nước đặt gia công hoặc xuất khẩu các nước khác theo chỉ định của nước đặt gia công. Trị giá hàng hóa sau gia công, lắp ráp bán tại Việt Nam so với tổng giá trị hàng hóa gia công thấp, với 3,9%. Trong đó, thấp nhất là điện thoại, tỷ lệ được để lại tiêu thụ tại Việt Nam là 0,2%. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu, để thu về nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp6.
Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong hội thảo “Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam” diễn ra ngày 28/11/2017, về cơ cấu sản phẩm điện tử của Việt Nam, điện tử dân dụng chiếm đến 80%, còn lại là điện tử chuyên dụng với tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm khoảng 20-30%. Hầu hết sản phẩm trên thị trường điện tử hiện nay đều là hàng nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp bằng các linh kiện nhập khẩu. Doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ tham gia khâu hoàn thiện sản phẩm thông qua việc làm các loại bao bì, sách hướng dẫn, linh kiện chi tiết nhựa. Trong số 80% sản phẩm điện tử dân dụng, vai trò thực sự của doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt. Sau hơn 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Theo đại diện CIEM, do hoạt động nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nên hầu hết chỉ thực hiện gia công sản phẩm mà chưa thực hiện được các công đoạn chế biến sâu trong chuỗi cung ứng ngành điện tử.