tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành Công nghiệp điện tử, song nước ta cũng đang vấp phải không ít thách thức như công nghiệp điện tử mới dừng ở mức độ gia công, doanh nghiệp điện tử trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng điện tử… Nhận diện những cơ hội và thách thức trước bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng, qua đó giúp ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam bứt phá và phát triển hiệu quả.
3.1.3.1 Cơ hội
Lan tỏa đổi mới công nghệ, tiếp thu tri thức
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang và sẽ đóng vai trò dẫn dắt về đổi mới nâng cao trình độ công nghệ quốc gia trong thời gian tới. Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp các doanh nghiệp điện tử Việt Nam có cơ hội tiếp cận những công nghệ, thiết bị mới từ khối doanh nghiệp FDI một cách tốt nhất.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển kinh tế năng động, ngày càng có nhiều đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cùng với việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng thị trường, khu vực FDI còn góp phần nâng cao trình độ công nghệ, chuyển giao kỹ năng quản lý, tạo sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, buộc phải đổi mới công nghệ. Thông qua các dự án FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với trước đây... Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng tác động tới và thúc đẩy sự cố gắng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn nhập thiết bị và công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh, không thua kém hàng nhập khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu
56
dùng ưa chuộng. Đây có thể coi là chuyển giao công nghệ một cách gián tiếp. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lớn mạnh lên nhờ cách tiếp cận này.
Một minh chứng cho việc các doanh nghiệp điện tử Việt có cơ hội nhận chuyển giao công nghệ và lan tỏa tri thức khi tham gia vào chuỗi cung ứng: Từ tháng 9/2015 đến giữa năm 2016, Samsung đã triển khai chương trình tăng cường năng lực cho các nhà cung ứng Việt Nam, thông qua việc cử chuyên gia từ Hàn Quốc sang trực tiếp hỗ trợ cho 9 công ty Việt Nam trong ba tháng. Chuyên gia Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng linh kiện, phụ kiện cho nhà máy của Samsung tại Việt Nam. Sau 3 tháng được chuyên gia Samsung tư vấn, Công ty Goldsun có tỷ lệ hàng tồn kho giảm hơn 60%, tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỷ lệ sản xuất chính xác tăng từ 0% lên 94%; Công ty Mida hiệu suất tổng hợp thiết bị tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỷ lệ hàng tồn kho giảm 54%. Tính đến nay, các nhà cung ứng cấp 1 của Samsung đã tăng lên mạnh mẽ từ 4 doanh nghiệp năm 2014 lên 29 doanh nghiệp năm 2017 và hướng tới 50 doanh nghiệp vào năm 202016.
Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế
Tham gia vào chuỗi cung ứng chính là cơ hội và giải pháp mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nhờ ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong thời gian tới. Muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp cần phát triển năng lực cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu người mua với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chứng minh hàng hóa của mình phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà người mua chấp nhận, đáp ứng được về cả số lượng, chất lượng, đặc tính, hiệu suất tính bền vững…Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ đơn thuần là thay đổi công nghệ mới, máy móc hiện đại mà quan trọng là phải cải tiến khâu tổ chức, thực hiện quy trình sản xuất, đầu tư đào tạo về
16 Thời báo Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung
57
nguồn nhân lực trong nhà máy. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế, duy trì được đà tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hiện nay và đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.
3.1.3.2 Thách thức
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới khi mà các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được xóa bỏ, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam muốn tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh rất lớn. Các doanh nghiệp điện tử Việt gặp sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà. Khi các hãng điện tử lớn như Samsung, Canon, Foxconn…đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam thì đồng thời có rất nhiều doanh nghiệp vệ tinh của họ cũng xây dựng nhà máy sản xuất linh phụ kiện ở Việt Nam để cung ứng đầu vào cho các nhà máy lắp ráp. Những doanh nghiệp cung ứng nước ngoài với sự vượt trội về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đã cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa Việt Nam để trở thành nhà cung ứng (vendor) cho các hãng điện tử lớn. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt do xét cả về quy mô vốn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, năng suất lao động thì các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước còn gặp thách thức khi phải cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu. Thời gian tới khi mà Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, CPTPP được áp dụng hoàn toàn với việc hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà chế tạo từ các nước láng giềng, các nước thành viên CPTPP và ASEAN.
Các điều kiện để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng ngày càng khắt khe
Có 6 yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu:
- Yêu cầu đầu tiên và tiên quyết, đó là chất lượng. Đây là rào cản đầu tiên mà doanh nghiệp phải vượt qua thì mới đi tiếp được.
- Yêu cầu thứ hai là vấn đề về giao hàng. Tất cả các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ đều cung cấp sản phẩm của mình cho nhà máy hoặc đơn vị phía sau. Nếu
58
không cung ứng kịp thời thì dây chuyền sản xuất sẽ bị dừng lại.
- Yêu cầu thứ ba là chi phí. Doanh nghiệp nào được khách hàng lớn chọn có nghĩa là sản phẩm mức tối thiểu đã đạt chất lượng nhưng vẫn có doanh nghiệp sản xuất cùng sản phẩm đó nhưng với chi phí thấp hơn, giá cạnh tranh tốt hơn.
- Yêu cầu thứ tư là cách thức. Doanh nghiệp phải linh hoạt thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Linh hoạt ở các nhà máy điều chuyển nhân sự, máy móc, kế hoạch sản xuất, mua nguyên vật liệu.
- Yêu cầu thứ năm là công nghệ sản xuất và sản phẩm. Khách hàng yêu cầu mức chính xác của sản phẩm khác nhau nên doanh nghiệp phải có công nghệ để đáp ứng. Ví dụ, Honda vừa rồi chuyển từ phương thức sản xuất khung ống truyền thống sang dập tấm, tạo ra khung. Nhà cung ứng của Honda trước đầu tư cả hệ thống sản xuất, robot đều phải bỏ để chuyển sang máy dập công suất lớn. Điều này cho thấy, sản phẩm phụ thuộc vào khách hàng, nhưng doanh nghiệp phải có năng lực nhất định về công nghệ.
- Yêu cầu thứ sáu là dịch vụ, tương tác và giao dịch. Đây là kỹ năng mà tất cả doanh nghiệp đều cần phải có, không chỉ doanh nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử.
Bên cạnh những tiêu chí cơ bản trên, mỗi hãng điện tử lớn lại có thể đưa ra thêm những tiêu chí cụ thể khác mà doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn trở thành nhà cung cấp hay đối tác của họ. Tuy nhiên do các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn hạn chế về vốn, công nghệ nên mới chỉ một số nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn. Mô hình chuỗi cung ứng của Tập đoàn Samsung là một minh chứng. Samsung khá cởi mở với các nhà cung cấp trong nước, nhưng đa số doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được, bởi lẽ lĩnh vực điện tử thay đổi rất nhanh, nếu doanh nghiệp không “máu me”, không chịu đầu tư thì không thể chen chân vào chuỗi cung ứng. Công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực xe máy khác với khác điện tử, vì linh kiện lĩnh vực điện tử rất nhỏ gọn, có thể nhập khẩu dễ dàng. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đa số muốn Samsung cam kết trước sẽ nhập hàng rồi mới sản xuất, nhưng Samsung không cam kết, vì lĩnh vực này thay đổi rất nhanh. Nếu
59
doanh nghiệp dám đầu tư, làm bài bản thì sẽ tham gia được vào chuỗi. Trong trường hợp Samsung Việt Nam đã đủ hàng thì sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vẫn có thể cung ứng cho Samsung toàn cầu.