2.1.3.1 Tình hình xuất khẩu
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018
30
Xét trong khoảng thời gian từ 2012 - 2018, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành điện tử của Việt Nam chỉ mới đạt 22,4 tỷ USD. Đến năm 2018, giá trị này đạt 83,64 tỷ USD, tăng khoảng 3,7 lần so với năm 2012. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng có đóng góp lớn nhất đạt 49,08 tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu trong nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam năm 2018 với kim ngạch đạt 9,38 tỷ USD tăng 31,1% so với năm 2017; thị trường đứng thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2017. Tiếp đến, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng góp 29,32 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam năm 2018. Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong năm 2018 là: Trung Quốc (8,36 tỷ USD, tăng 21,9%); thị trường EU (5,47 tỷ USD, tăng 18,6%); Hoa Kỳ (2,86 tỷ USD, giảm 16,7%) so với năm 2017. Trong năm 2018, nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chỉ đóng góp 5,24 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Trung Quốc (2,8 tỷ USD, tăng 34,1%); Hồng Kông (1,3 tỷ USD; tăng 25,4%); Hàn Quốc (338 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần) so với một năm trước đó (Tổng cục Hải quan, 2018).
Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN4. Dù giá trị xuất khẩu lớn nhưng 95% kim ngạch xuất khẩu đó lại thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công và sức cạnh tranh còn thấp. Trong kim ngạch xuất khẩu điện tử của khối doanh nghiệp FDI, đáng chú ý nhất là sản phẩm điện thoại và linh kiện điện thoại của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Microsoft, những đơn vị đã chọn Việt Nam như là điểm sản xuất chính trong khu vực Châu Á, kéo theo hàng trăm nhà cung cấp linh kiện đi
4 Báo Công Thương – Cơ quan ngôn luận của bộ Công Thương, tại địa chỉ:
31
cùng nên đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng cao.
Chỉ tính trong giai đoạn 2012-2018, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử hàng năm của Việt Nam trung bình là khoảng 25%. Tốc độ tăng trưởng này cho thấy xu hướng tập trung và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng tăng tương đối lớn từ 19,55% năm 2012 lên đến 34,35% năm 2018. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu điện tử trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2012 đến năm 2017, nhưng từ đầu năm 2018 lại có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điện tử năm 2018 cũng chỉ tăng có 11,49% so với năm 2017. Lý giải cho tình trạng này, một số chuyên gia nhận định cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã bắt đầu có những tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu của ngành điện tử. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu lớn nhất về mặt hàng điện tử của Việt Nam là Trung Quốc, kế đến là Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã làm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thu hẹp phạm vi sản xuất. Còn các đối tác của Mỹ cũng bắt đầu thận trọng hơn với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thực tế này đã kéo theo kim ngạch xuất khẩu hàng của Việt Nam sang thị trường này cũng giảm. Một vấn đề khác, việc tăng mức thuế lên những sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã tạo động lực mạnh vào làn sóng dịch chuyển đầu tư của doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc. Làn sóng này vốn đã manh nha hình thành từ trước đó, nhưng với lực đẩy từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến sự dịch chuyển này nhanh hơn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốc do vậy cũng bị chậm lại. Ở góc nhìn lạc quan hơn, theo các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu ngành hàng điện thoại và linh kiện sẽ có tác động nhiều đến các doanh nghiệp FDI, ít ảnh hưởng đến tăng trưởng sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong nước. Bởi xét cơ cấu xuất khẩu, hơn 95% kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này thuộc khối doanh nghiệp FDI; doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chủ yếu tập trung một số mặt hàng linh kiện.
32
2.1.3.2 Tình hình nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam cũng tương đối lớn xét trong mối tương quan với kim ngạch xuất khẩu điện tử. Giá trị nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam đạt 62,39 tỷ USD năm 2018, tăng 7,7% so với năm 2017 và tăng 2,7 lần so với năm 2012. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đang lắp ráp, gia công, ngành điện tử hiện phải nhập khẩu khoảng 77% giá trị sản phẩm; khả năng cung ứng nội địa các linh kiện điện tử của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất thấp, chỉ có 6% linh kiện được sản xuất tại công ty, 16% linh kiện mua từ trực tiếp từ các công ty sản xuất trong nước, 1% linh kiện mua qua các công ty thương mại trong nước.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm ngành điện tử của Việt Nam năm 2018, giá trị nhập khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện chiếm 68% (tương đương 42,2 tỷ USD) tăng 11,91% so với năm 2017, giá trị nhập khẩu của điện thoại các loại và linh kiện đạt 15,86 tỷ USD (tương đương 25% kim ngạch nhập khẩu điện tử 2018) giảm 2,83% so với năm trước. Tiếp đến là kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng máy ảnh máy quay phim và linh kiện chiếm 4% (tương đương 2,46 tỷ USD) và hàng điện gia dụng, linh kiện Việt Nam năm 2018, lần lượt tăng 13,43% và 8,41% so với năm 2017.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018
33
Năm 2012, tính riêng ngành điện tử, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 567 triệu USD, tuy nhiên từ năm 2013 đến năm 2018, ngành điện tử của Việt Nam liên tục xuất siêu. Năm 2018, xuất siêu ngành điện tử của Việt Nam đạt kỷ lục 21, 25 tỷ USD. Đây là một trong những chuyển biến tích cực đối với ngành điện tử. So với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đã từng bước giảm và tỷ lệ thay thế hàng nhập khẩu dần tăng lên. Những chuyển biến này là do những dự án của các công ty điện tử toàn cầu như Samsung, Intel, LG… Họ nâng cấp đầu tư, xây dựng các nhà máy vệ tinh và các công ty liên doanh với quy mô lớn tại Việt Nam để sản xuất linh kiện thay thế nhập khẩu, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu. Nguồn nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm ngành điện tử của Việt Nam là Hàn Quốc, Trung quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
2.1.4. Vị trí của ngành điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Hình 2.1: Các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu
(Nguồn: Phùng Lê Dung và Đỗ Hoàng Điệp, 2009)
Trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử, các công đoạn được chia nhỏ và đặt ở nhiều khu vực khác nhau. Các hãng điện tử hàng đầu thế giới thuê các
34
công ty khác sản xuất bàn phím, chuột, bộ cấp điện… đến từ cả Châu Á, Mexico và ngoại vi Châu Âu trong đó chủ yếu là Đài Loan. Những bộ phận đòi hỏi sự chính xác về công nghệ và nguồn vốn lớn như thiết bị lưu trữ, màn hình được sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (trung tâm kinh tế khu vực Đông Nam Á). Còn các bộ phận khác yêu cầu thấp hơn về trình độ khoa học công nghệ được sản xuất tại các nước kém phát triển hơn như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ngành sản xuất hàng điện tử của Việt Nam tập trung vào thiết bị truyền năng lượng (như dây cách điện, máy biến thế, thiết bị chuyển mạch) và đồ điện tử gia dụng.
Xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng về tỷ trọng, nhưng chủ yếu vẫn là hàng lắp ráp, gia công có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động giá rẻ. Sản phẩm xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào. Các bộ phẩm của sản phẩm do các công ty của nước ngoài sản xuất và chuyển giao cho Việt Nam lắp ráp ở công đoạn cuối cùng, chỉ một số ít linh kiện được sản xuất tại Việt Nam, thường là những linh kiện được sản xuất với công nghệ đơn giản, nguyên liệu tương đối phổ dụng và có thể khai thác tại chỗ. Do đó, Việt Nam vẫn đang ở vị trí thấp nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu điện tử. Năng lực ngành điện tử chỉ dừng ở mức độ gia công gây khó khăn trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ từ các hiệp định thương mại như AEC, CPTPP… Hầu hết các doanh nghiệp điện tử Việt Nam mới tham gia vào khâu hoàn thiện sản phẩm thông qua việc làm các loại bao bì, sách hướng dẫn, linh kiện chi tiết nhựa, chưa vươn tới các linh kiện quan trọng có giá trị gia tăng cao hơn do năng lực sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế 5. Những công đoạn này không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế.
2.2 Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam