Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 26 - 31)

a) Chính sách liên quan đến cơ cấu ngành kinh tế tại địa phương

Các địa phương đều có thế mạnh nhất định đồng thời cũng có điểm yếu riêng trong thu hút vốn FDI, những điểm mạnh điểm yếu này tạo ra cơ hội và cũng làm cho địa phương gặp phải nhiều thách thức. Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và định hướng chung để từ đó khuyến khích phát triển ngành nào và hạn chế ngành nào, vùng nào cần thu hút...đây chính là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn ngành, vùng để đầu tư trong phạm vi địa phương.

b) Chính sách về hình thức đầu tư, góp vốn và quy hoạch tại địa phương

Để tạo điều kiện thu hút vốn FDI nước sở tại phải có những quy định về góp vốn, hình thức đầu tư và định hướng đầu tư nhằm giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư thích hợp nhất. Trong quá trình đầu tư việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển đổi hình thức đầu tư một cách linh hoạt sẽ tạo thêm tính hấp dẫn trong tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp cho phép chuyển đổi nước sở tại cần có những quy định chặt chẽ để cho cả nước nhận đầu tư và bên nước ngoài đều có lợi.

Đối với việc góp vốn của các bên, phải quy định rất chặt chẽ nhất là các loại vốn góp không phải bằng tiền như góp vốn bằng công nghệ, bằng đất đai... bởi việc quản lý vốn này rất phức tạp. Xây dựng quy định góp vốn phải đảm bảo công bằng, hợp lý và đúng giá trị của các bên tham gia, thực sự mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư cũng như địa phương nhận đầu tư.

c) Chính sách về thuế, phí và lệ phí

tạo sự tin tưởng và yên tâm đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nước nhận đầu tư thông qua việc nộp các loại thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước, đây là những loại chi phí sẽ làm tăng thêm chi phí kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến nơi chịu mức thuế, phí, lệ phí thấp. Địa phương tìm cách đưa ra những ưu đãi nhất định về thuế, phí, lệ phí nhằm tạo cơ hội thu hút đầu tư như: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp đầu tư vào địa phương có thể nộp ít hoặc không nộp trong những năm đầu mới hoạt động và chỉ tăng dần trong những năm sau đó, ưu đãi về phí và các loại lệ phí trong quá trình kinh doanh tại địa phương. Đối với một số hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cho đầu tư có thể miễn thuế với một số máy móc, thiết bị nhất định...

d) Chính sách về đất đai

Địa phương tạo những phần đất sạch, thuận lợi ở nhiều vị trí sẽ là cơ sở để thu hút vốn FDI. Ngoài ra, thủ tục liên quan đến việc cấp đất, cấp giấy phép xây dựng phải nhanh chóng thuận tiện không làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán và phù hợp với thực trạng đất đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, để thu thú vốn FDI vào địa phương cũng cần có những chính sách ưu đãi về đất như trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, các nhà đầu tư có thể ứng trước để trả tiền sau đó địa phương sẽ có hình thức hỗ trợ lại bằng hình thức khác. Mặt khác, giá thuê đất có thể cho các nhà đầu tư thuê với mức thấp nhất theo khung quy định...

e) Chính sách về lao động

Muốn thúc đẩy thu hút vốn FDI các địa phương phải chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao là việc làm cần thiết và các địa phương không nên coi đây là vấn đề riêng của nhà đầu tư. Chất lượng và giá cả sức lao động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thực tế cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng di chuyển đầu tư đến những vùng, địa phương có giá nhân công rẻ, dồi dào

và chất lượng lại đáp ứng được yêu cầu. Sự biến động giá cả, số lượng và chất lượng lao động tại địa phương cũng là một trong những lý do làm cho các nhà đầu tư nước ngoài di chuyển đi hoặc mang vốn đến đầu tư.

f) Chính sách hỗ trợ về đầu tư

Hỗ trợ về đầu tư là một trong những biện pháp nhằm thu hút vốn FDI vào các địa phương. Tuy nhiên, việc ban hành các chính sách hỗ trợ phải phù hợp với các quy định chung và không trái với quy định của pháp luật Nhà nước cho phép. Để thu hút các nhà đầu tư, địa phương sử dụng một số chính sách hỗ trợ như hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động làm việc trong khu vực FDI, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, về giải phóng mặt bằng...

g) Về thủ tục hành chính

Để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài các địa phương phải không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một đầu mối”. Việc cải tiến phải theo hướng tiếp tục đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhũng nhiễu, cửa quyền, tiêu cực của cán bộ công chức. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương trong các hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

h) Chính sách xúc tiến thu hút vốn đầu tư

Để thu hút vốn FDI vào địa phương, phải chủ động tiến hành các hoạt động xúc tiến với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua hoạt động xúc tiến, các địa phương sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những hình ảnh, lợi thế, ưu đãi... Từ đó làm cơ sở cho nhà đầu tư lựa chọn đầu tư. Hình thức, công cụ và phương thức xúc tiến đầu tư thích hợp với địa phương là nhân tố quan ừọng ừong hoạt động thu hút vốn FDI. Thực tế cho thấy, những địa phương làm tốt hoạt động này sẽ kêu gọi được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Để hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI vào địa phương tốt, phải tiến hành xây dựng, cập nhật tài liệu và sử dụng công cụ quảng bá phù hợp như đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng thông tin điện tử, tiến hành tổ chức các hội nghị trong và ngoài nước, trực tiếp gặp

gỡ thường xuyên đối thoại với các nhà đầu tư, thành lập các cơ quan chuyên trách hoạt động xúc tiến đầu tư để đưa ra các chính sách xúc tiến phù hợp với chiến lược của địa phương trong từng giai đoạn và sử dụng các công cụ, phương pháp xúc tiến đúng và đến được nhà đầu tư nước ngoài cần thu hút.

1.2.4. Cơ cấu thu hút vốn FDI vào địa phương

a) Cơ cấu thu hút theo ngành

Kết quả của phân công lao động xã hội là hình thành các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế được phân chia dựa theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, các ngành kinh tế kết cấu với nhau tạo nên cơ cấu ngành của nền kinh tế. Dưới góc độ ngành, cơ cấu được xem xét theo các hình thức chủ yếu như sau:

- Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nhóm ngành này có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn đầu của sự phát triển, càng sang giai đoạn sau thì vai trò liên hệ tự nhiên giảm đi và các liên hệ kinh tế càng có ý nghĩa quyết định hơn và như vậy tỷ ừọng của nhóm ngành này trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

- Nhóm ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp nhẹ và vừa, công nghiệp nặng. Công nghiệp nhẹ và vừa: Là ngành công nghiệp ít tập trung tư bản hơn công nghiệp nặng, và thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (có nghĩa là sản phẩm được sản xuất cho người tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho một quá trình sản xuất khác). Các cơ sở công nghiệp nhẹ và vừa thường ít gây tác động môi trường hơn công nghiệp nặng và vì thế chúng có thể được bố trí gần khu dân cư. Ngành công nghiệp nhẹ lại rất cần nhiều người lao động làm việc trong một không gian rông lớn. Ví dụ về các ngành công nghiệp nhẹ như: giầy dép, quần áo, đồ nội thất, thiết bị trong nhà, giấy, thuốc lá, nước giải khát v.v..

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn. Công nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, đầu ra của các xưởng

thép, nhà máy hóa chất là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác nhiều hơn là bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Nhóm ngành công nghiệp có vai trò quyết định quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.

- Nhóm ngành dịch vụ: Đây là những ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không mang tính vật chất như thương mại, du lịch, bưu điện, khoa học - kỹ thuật, tài chính - ngân hàng, vận tải, giáo dục, y tế.. .đối với nền kinh tế thì nhóm ngành dịch vụ càng ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi thu nhập và tiêu dùng của dân cư ở mức độ cao.

Ba ngành kinh tế trên có quan hệ mật thiết với nhau theo một tương quan tỷ lệ nhất định, trong đó tương quan tỷ lệ giữa các ngành sản xuất và ngành dịch vụ có ý nghĩa then chốt. Cơ cấu ngành kinh tế chứng minh cho trình độ phát triển công nghiệp hoá và một phần phản ánh trình độ hiện đại hoá.

Xu hướng của nền kinh tế phát triển của các nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ vì mức độ đóng góp của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cao hơn ngành nông nghiệp. Dòng vốn FDI sẽ thu hút mạnh ở các ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận cao, giá nhân công rẻ, khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt vì vậy từng địa phương phải có chính sách thu hút vốn FDI hợp lý để nền kinh tế phát triển cân đối.

b) Cơ cấu thu hút theo vùng

Nếu như cơ cấu ngành kinh tế được hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu theo vùng lãnh thổ được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một số ngành và gắn liền với sự hình thành phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển của vùng kinh tế đó. Vì vậy, việc thu hút FDI vào một vùng kinh tế cần chú ý đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó, có như vậy chính sách thu hút mới đạt được kết quả cao.

vùng kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là các vùng có ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về sự thuận lợi cho giao thông, thủy, bộ, hàng không và năng động trong kinh doanh. Điều đó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn so với các vùng kinh tế kém sôi động và cũng chính điều này làm cho khoảng cách phát triển giữa những vùng này ngày càng lớn hơn.

c) Cơ cấu thu hút theo đối tác đầu tư

Nghiên cứu cơ cấu đối tác đầu tư giúp cho nước tiếp nhận vốn đầu tư tranh thủ những thế mạnh là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong hoạt động thu hút FDI. Thu hút FDI từ những đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn thì tốc độ giải ngân thường đúng hạn và việc chuyển giao công nghệ cũng cao hơn đồng thời giúp cho nước sở tại tiếp nhận được kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tăng năng suất lao động và giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với môi trường, đối với nền kinh tế và lợi ích của cộng đồng. Các công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh hiện nay là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc các công ty đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia ở Châu Âu đây chính là các công ty mà các nước muốn thu hút vì những lợi ích mà các công ty này mang lại cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thu hút FDI cũng nên chú trọng vào các công ty có sự phù hợp về kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, phong tục tập quán...nhằm phát huy tốt lợi thế của mình. Nếu làm tốt công tác nghiên cứu các nhà đầu tư phù hợp với điều kiện của địa phương mình sẽ giúp cho các địa phương thực hiện thu hút vốn FDI thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 26 - 31)