Cơ hội và thách thức đối với Savannakhet trong thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 85 - 87)

Cơ hội

CHDCND Lào đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát triển vọng đầu tư toàn cầu của UNCTAD về sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia năm 2016, Lào được xếp vào thứ 12 trong nhóm các nền kinh tế mới sau: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ... trong khu vực ASEAN, Lào chỉ đứng sau Việt Nam và Indonesia. Diễn biến suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua mặc dù có tác động đến tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI ở Lào nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn. Kết quả này cho thấy quá trình hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi các chính sách về môi trường đầu tư và các chính sách về ưu đãi của nước ta đối với nguồn vốn này ngày càng tốt lên. Dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang nước ta do nguyên nhân chi phí nhân công liên tục tăng cao, đồng nhân dân tệ tăng giá... Lào có nhiều ưu điểm với chi phí nhân công rẻ, môi trường chính trị ổn định, nhiều mặt hàng được miễn thuế khi xuất khẩu ra nước ngoài nhờ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Sự ổn định về chính trị - xã hội tại tỉnh Savannakhet với vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng Bắc Lào được Chính phủ quy hoạch phát triển thành trung tâm kinh tế - văn hoá của cả vùng. Điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú thuận lợi cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Lao động dồi dào và giá nhân công rẻ: tỉnh Savannakhet có dân số trên 300.000 người, trong đó tỉ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15 - 59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước). Nguồn lao động dồi dào, trên 130.000 người. Trong đó làm việc trong các ngành kinh tế là 1,38 triệu người. Hàng năm, nguồn lao động được bổ sung trên 10.000 người, với hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển đầy đủ từ trung cấp đến

đại học, trong nhiều năm qua đã đào tạo được nhiều kỹ sư, cử nhân, lao động có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được ban hành kịp thời, phù hợp với quy định của Nhà nước, luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho nhà đầu tư. Nhiều KKT, KCN chưa được lấp đầy: theo quy hoạch phát triển đã được chính phủ phê duyệt thì tỉnh Savannakhet sẽ có 1 KKT và 8 KCN với tổng diện tích 2.860 ha. Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều cơ hội đầu tư vào các KKT, KCN còn trống tại tỉnh Savannakhet.

Thách thức

- Savannakhet ở xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, điều kiện đi lại, vận chuyển hàng hoá khó khăn hơn, lại không thuộc vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đặc biệt là các huyện vùng miền núi của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nằm xa trung tâm, địa hình đồi núi bị chia cắt.

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng còn nhiều hạn chế. Hạ tầng KKT, KCN tập trung chưa được đầu tư đầy đủ, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ quy hoạch, đây là điểm bất lợi lớn so với các địa phương có các KKT, KCN được đầu tư tương đối đồng bộ.

- Thu hút vốn FDI thời gian qua vào tỉnh Savannakhet còn kém hiệu quả, tích luỹ kinh tế còn thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao, chất lượng tăng trưởng còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đứng hướng nhưng còn chậm, chưa vững chắc.

- Tay nghề lao động còn thấp, đặc biệt là kỷ luật lao động chưa cao, thiếu các chuyên gia giỏi. Trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập, chưa am hiểu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu nhưng việc thu hút từ nơi khác về là một vấn đề hết sức nan giải, nhất là cơ chế, chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Savannakhet còn nhiều bất cập, chưa hấp dẫn đối với những người có năng lực, chuyên môn.

- Khai thác tài nguyên chưa hiệu quả, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Savannakhet còn kém xa so với cả nước.

tạo ra được sự lan toả để thu hút hay mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Sự cạnh tranh trong thu hút vốn FDI ngày một tăng, các địa phương khác cũng có nhiều biện pháp mạnh để thu hút vốn FDI. Các địa phương trong nước có kinh nghiệm trong thu hút FDI như thủ đô Viêng Chăn, Luông Pha Bang sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong thu hút vốn FDI...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 85 - 87)