Kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 44 - 47)

1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Champasak

Champasak (hay Champassak, Champasack, phiên âm tiếng Việt: Chăm-pa- sắc, tiếng Lào: ຳປຳສັກຈ [càmpàːsák]) là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái Lan và Campuchia. Tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Đòn bẩy từ công nghiệp đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của tỉnh Champasak. Thời điểm 2000 - 2010, Champasak chỉ mới sơ khai 2 KCN Chong Mek và Sirindhorn thì đến nay, đã có tới 28 KCN được hình thành với tổng diện tích quy hoạch 9.093 ha, trong đó đã có 26 KCN đi vào hoạt động chính thức.

Tổng vốn đầu tư hạ tầng KCN là trên 7.758 tỷ KIP và trên 150 triệu USD. Công nghiệp phát triển kéo theo nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước ồ ạt đổ vào tỉnh Champasak đầu tư. Tính đến hết năm 2017, tỉnh Champasak đã thu hút thêm 1374,9 triệu USD vốn FDI gồm 141 dự án mới với tổng vốn đăng ký 856,8 triệu USD và 135 dự án tăng vốn 518,1 triệu USD; nâng tổng số dự án của tỉnh lên 2.224 với tổng vốn 18,8 tỷ USD. Các yếu tố tạo nên sự thành công trong thu hút vốn FDI của tỉnh Champasak là:

Thứ nhất, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn cả 3 yếu tố: Thiên thời địa lợi nhân

hòa, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, con người Champasak năng động, đoàn kết mà hạt nhân là đội ngũ cán bộ giàu năng lực, đồng sức đồng lòng. Công việc giải tỏa đền bù là vấn đề rất khó khăn tại các địa phương nhưng ở tỉnh Champasak việc giải tỏa vài chục nghìn ha đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, KCN được nhân dân hoàn toàn ủng hộ.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư bài bản đồng bộ để phục vụ thu hút

đầu tư. Với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối phát triển so với các địa phương trong khu vực, tỉnh Champasak có khả năng kết nối thuận lợi các tuyến giao thông quan trọng trong vùng cùng các khu đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Lào. Chính vì vậy, các KCN đều thành công và thu hút rất nhiều dự án vào sản xuất - kinh doanh, góp phần đưa công nghiệp tỉnh phát triển nhanh và ổn định. Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa tỉnh Champasak trở thành điểm sáng trong tốp đầu thu hút đầu tư.

Thứ ba, trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, cơ chế “Một cửa” được

tỉnh Champasak quán triệt sâu sắc. Lãnh đạo tỉnh Champasak luôn quan tâm và chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các sở ngành, địa phương nhất là các cơ quan chức năng phải hoàn thiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Hàng năm, lãnh đạo tỉnh thường xuyên thăm các cơ sở tìm hiểu hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các Chi hội, Hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư liên quan đến trách nhiệm địa phương và kiến nghị đến các bộ ngành trung ương những vấn đề liên quan về chính sách, pháp luật chưa phù hợp.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Viêng Chăn

Thành phố Viêng Chăn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của CHDCND Lào.

Tính đến hết năm 2017, thành phố Viêng Chăn thu hút được 279 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 3,3 tỷ USD. Hiện tại có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư vào Viêng Chăn với 18/21 ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt-may, y tế, công nghệ thông tin. Thành công trong thu hút vốn FDI vào thành phố Viêng Chăn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, thành phố Viêng Chăn không ngừng nâng cao chỉ số PCI, luôn đứng

trong tốp đầu, đặc biệt trong 3 năm liền từ 2014 - 2016 dẫn đầu về chỉ số này, đây được xem là một trong những nhân tố quan trọng xây dựng thương hiệu thành phố Viêng Chăn trong cả nước và quốc tế với việc thu hút vốn FDI.

Thứ hai, lãnh đạo thành phố luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư: duy trì các

cuộc tiếp xúc, giao lưu hàng năm, trực tiếp lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc trong thu hút đầu tư vào thành phố Viêng Chăn. Luôn tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế và vận dụng linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, như: kết nghĩa với các thành phố lớn của Việt Nam, Nga, Nhật, Mỹ, Thái Lan.quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn gửi đến các tập đoàn lớn của nước ngoài. Thành phố tiến hành mở văn phòng đại diện tại các nước cũng góp phần tạo thuận lợi lớn trong thu hút vốn FDI.

Thứ ba, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thông tin, thu hút vốn FDI

vào các lĩnh vực dịch vụ - du lịch cao cấp; công nghiệp - phụ trợ không gây ô nhiễm; chú trọng loại hình đầu tư công nghệ cao. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch của thành phố, cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, tình hình thị trường, giới thiệu một điểm đến lâu dài, ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, triển khai tốt đề án cơ chế “Một cửa liên thông” về cấp Giấy chứng

nhận đầu tư cho các dự án FDI, đáp ứng các yêu cầu nhanh, công khai, minh bạch. UBND thành phố chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện giải quyết vướng

mắc của các nhà đầu tư trong việc triển khai hoạt động, hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng nhằm giúp các dự án FDI quy mô lớn triển khai nhanh chóng, góp phần giải ngân vốn đã đăng ký.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 44 - 47)