Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu công nghiệp vừa và nhẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 91 - 93)

Công tác quy hoạch trong thời gian vừa qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp vừa và nhẹ tỉnh thấp. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch cần phải được đánh giá đúng mức và quan trọng nhất là vai trò quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch. Trong thời gian tới cần:

- Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch. Cần đổi mới phương pháp quy hoạch từ truyền thống sang áp dụng các phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới như: Quy hoạch chiến lược hợp nhất (integrated strategic planning), kế hoạch đầu tư đa ngành (multi sectoral investment planning). Đồng thời hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực quy hoạch và chính sách sử dụng đất để phát triển hạ tầng các KCN.

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh, phê chuẩn và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng trong những năm tới làm cơ sở để thu hút phát triển kết cấu hạ tầng, khẩn trương triển khai các loại quy hoạch ngành, xây dựng, phát triển đô thị, sử dụng đất đến năm 2020.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và rà soát, bổ sung, điều chỉnh các loại quy hoạch đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch quốc gia của từng ngành kinh tế, các cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án như: Quy hoạch sản phẩm, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết các KCN đã được Chính phủ phê duyệt danh mục, quy hoạch và công bố công khai các vị trí xây dựng các dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt.

- Cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại và các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, trong đó xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án.

- Tổ chức hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển các KCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN với an sinh xã hội.

3.2.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở để tăng cường thu hút vốn FDI, ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry-SI) là ngành nền tảng của ngành công nghiệp

vừa và nhẹ chính yếu. Công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu...cho ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Công nghiệp hỗ trợ được ví như “chân núi”, tạo phần cứng để hình thành nên “thân núi” và “đỉnh núi” chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng. Thông thường, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu như ôtô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da, viễn thông... phát triển.

Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Chính Phủ về công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Savannakhet cần tập trung vào việc quy hoạch và phát triển từng bước mô hình cụm liên kết công nghiệp, nâng cấp mô hình làng nghề truyền thống, phát triển cụm công nghiệp của một số ngành cụ thể, sản xuất linh kiện nhựa, kim loại, mạ công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật dùng chung phục vụ cho từng ngành công nghiệp. Trong thời gian tới, tỉnh Savannakhet cần tập trung vào:

- Xây dựng dựng KCN hỗ trợ, có định hướng hợp lý cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành các chính sách có liên quan. Trong dài hạn, cần xác định loại nguyên liệu nào cần nhập từ bên ngoài và nguyên liệu nào có thể tự sản xuất được trong nước. Phải thực hiện chính sách nội địa hoá hợp lý và cần thiết, đồng thời phải hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các phụ tùng, phụ liệu nằm trong diện nội địa hoá.

- Phải có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ như: ưu đãi về vốn vay, về thuế, về mặt bằng xây dựng, hỗ trợ khoa học và công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài gặp nhau theo hướng hai bên cùng có lợi và hợp tác lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)