Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 72 - 76)

Thứ nhất, vốn FDI bổ sung thêm vốn cho phát triển ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ tỉnh Savannakhet

Savannakhet là một tỉnh nghèo, thu ngân sách chỉ đủ đáp ứng 2/3 cho chi thường xuyên và hàng năm phải dựa vào cân đối của Trung ương, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, tích luỹ nội bộ trong tỉnh còn thấp. Nhờ có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đóng góp thêm vào trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh Savannakhet. Vốn FDI đã góp phần vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, gia công, chế tạo, dệt may xuất khẩu... Điều này góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Mặc dù so với cả nước tổng vốn FDI đầu tư vào Savannakhet chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, nhưng nhìn chung từ năm 2013 đến nay, tỉnh Savannakhet đã từng bước thu hút được nhiều hơn vốn FDI cho phát triển ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ. Việc thu hút nguồn vốn FDI đã có tác động tích cực, lan toả tốt đến việc thu hút các nguồn vốn từ các khu vực trong nước tạo điều kiện cho việc phát triển ngành công nghiệp vừa và nhẹ tỉnh Savannakhet.

Thứ hai, vốn FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ

Vốn FDI góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho công nhân, xây dựng thêm nhà máy, nhập khẩu thêm máy móc thiết bị, thúc đẩy cải tạo, phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhẹ. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến... cũng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của ngành công nghiệp vừa và nhẹ.

Vốn FDI đã đưa công nghệ tiên tiến vào tỉnh Savannakhet thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây chuyền công nghệ hiện đại, công nghệ mới có trình độ bằng hoặc hơn các thiết bị trong nước, như nhà máy sản xuất đèn Led chiếu sáng và đèn trang trí công ty NEON Savannakhet, nhà máy thức ăn chăn nuôi Japfa Comfeed... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn các thiết bị đã có trong tỉnh. Công nghệ được chuyển giao từ phía nước ngoài từng bước nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm dần thay thế được hàng hoá nhập khẩu như vật liệu xây dựng, các thiết bị điện, thức ăn chăn nuôi. Và chính nhờ công nghệ tiên tiến từ phía đối tác đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu tại tỉnh Savannakhet. Hầu hết các doanh

nghiệp có vốn FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại làm cho năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn nhiều so với khu vực đầu tư trong nước tại tỉnh, từ đó tăng năng suất lao động cho toàn ngành công nghiệp vừa và nhẹ.

Thứ ba, tạo ra giá trị đóng góp vào GDP, vào giá trị sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ và giá trị xuất khẩu cho tỉnh Savannakhet

Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào tỉnh Savannakhet ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, gia công, chế tạo đã tăng giá trị công nghiệp vừa và nhẹ cho toàn tỉnh, các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá như: dệt may, thức ăn chăn nuôi, cơ khí. các dự án hoạt động có hiệu quả như nhà máy may xuất khẩu của công ty TAV, công ty Kangaroo Savannakhet, nhà máy thức ăn chăn nuôi Japfa Comfeed có sản phẩm tốt cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm công nghiệp trong tỉnh. Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ sử dụng vốn FDI tại Savannakhet đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn nữa chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng và đóng góp ngày càng nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện nay, kinh ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm khoảng 56,5% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, điều này giúp tỉnh Savannakhet tiếp cận được thị trường xuất khẩu rộng lớn của các nước trên thế giới, tạo nguồn ngoại tệ tham gia vào việc cân bằng các cán cân thanh toán vĩ mô.

Thứ tư, vốn FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Savannakhet

Cùng với sự phát triển khu vực FDI tại Savannakhet thì mức độ đóng góp của khu vực này vào ngân sách ngày càng tăng. Bằng việc đóng góp các loại thuế, bao gồm : thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên,... đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng thu ngân sách cho tỉnh và có xu hướng ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ sử dụng vốn FDI ngày càng đi vào ổn định và đã qua thời hạn miễn, giảm thuế.

Thứ năm, vốn FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nhân lực tại tỉnh Savannakhet

Các nhà đầu tư vào tỉnh Savannakhet tập trung chủ yếu vào các KCN và thông qua việc xây dựng các KCN sản trong thời gian qua đã thu hút nhiều hơn các dự án FDI, tạo được nhiều hơn việc làm cho người lao động. Các KCN đã có tác động lan toả đến các khu vực khác, khu vực FDI tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu Kip cao hơn mức lương tối thiểu mà chính phủ quy định cho doanh nghiệp FDI.

Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp, các dự án FDI đã đào tạo được hơn 300 cán bộ làm công tác quản lý điều hành và trên 2.000 công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề, ngoại ngữ; từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao, tác phong công nghiệp hiện đại, kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm tiên tiến.

Thứ sáu, ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ sử dụng vốn FDI đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh Savannakhet

Hiệu quả hoạt động tốt của khu vực FDI đã có tác động lan tỏa đến các thành phần khác thông qua sự liên kết giữa khu vực này với các khu vực khác trong tỉnh Savannakhet, công nghệ và năng lực kinh doanh cũng được chuyển giao theo. Sự lan tỏa này có thể theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành như: các doanh nghiệp trong tỉnh có thể học hỏi công nghệ của các doanh nghiệp khu vực FDI qua quan sát các sản phẩm hoặc công nghệ đã được đưa vào. Nếu không có sự xuất hiện khu vực FDI thì việc thu thập về các thông tin công nghệ mới sẽ khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, sẽ rất rủi ro khi đầu tư và phát triển công nghệ mới nếu các doanh nghiệp trong nước rất ít thông tin về chi phí và lợi ích của công nghệ này. Khu vực FDI và các khu vực khác trong tỉnh Savannakhet đã có sự liên kết trong sản xuất, mua bán nguyên vật liệu, hàng hoá với nhau tạo ra sự lan toả theo chiều dọc có lợi cho nền kinh tế. Mặt khác, cũng tạo động lực cạnh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng với các doanh nghiệp khu vực FDI trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)