Bài học rút ra cho tỉnh Savannakhet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 47 - 50)

Thứ nhất, môi trường kỉnh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù họp. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Mặc dù đã phân cấp thẩm quyền nhưng vẫn rất cần sự phối họp thông tin giữa địa phương với Trung ương. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tránh các dự án “bong bóng”, tức là các dự án được thổi phồng lên với mục đích nhanh chóng có được giấy phép đầu tư từ phía chính quyền địa phương, phô trương thanh thế để huy động vốn và nhất là được cấp nhiều đất.

Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài

Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, vấn đề này được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm hàng đầu. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn nhanh và kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư là yêu cầu cấp bách, không chỉ có tác dụng thu hút thêm các dự án FDI mà còn giữ chân những dự án đang hiện hữu.

Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách, vay thương mại, phát hành ừái phiếu, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án Nhà nước.. .cần có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể và đủ sức hấp dẫn đối với các hình thức đầu tư khác nhau vào các dự án, lĩnh vực trọng điểm. Phát

triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng...

Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ

Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù họp với các quy định chung của Nhà nước, tránh trường họp “xé rào” trong thủ tục hành chính nhưng sau đó phải dừng lại, gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư. Các thủ tục hành chính cằn công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, kiên quyết xử lý những trường họp hạch sách, nhũng nhiễu, vô ừách nhiệm của các cán bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng.

Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương

Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao. Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo định hướng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Phát triển thị trường lao động và hoàn thiện thị trường lao động theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm, phù họp với thông lệ và cam kết quốc tế của đất nước trong quá trình hội nhập. Địa phương phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp không đào tạo được thì phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng.

Thứ năm, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư

Chủ động chủ trì và phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội,

quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trường tiêu thụ trực tiếp, cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các KKT, KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt.

Thứ sáu, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp

Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin vào những lời hứa hẹn của nhà đầu tư nước ngoài mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể khả thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung luận giải một số vấn đề sau:

Qua nghiên cứu các hình thức thu hút vốn FDI, mỗi hình thức đầu tư của nước ngoài đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc các quốc gia và từng địa phương lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định hướng phát triển. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức nào thì cũng phải tạo ra càng nhiều càng tốt giá trị tăng thêm của nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút.

Phân tích các nhân tố tác động về mặt định tính và định lượng tác động của FDI là căn cứ để phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào địa phương đồng thời cũng là cơ sở lựa chọn thu hút vốn FDI một cách hiệu quả nhất.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào một địa phương điều này cũng cho thấy việc thu hút vốn FDI là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu để tìm cách thu hút vốn FDI tốt nhất cho địa phương của mình.

Các nước châu Á và các địa phương trong nước thành công trong thu hút FDI đã thực hiện hàng loạt các giải pháp thuộc về luật pháp, chính sách, cơ chế nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI. Tỉnh Savannakhet cần tham khảo những kinh nghiệm đó để đề ra chính sách phù hợp đặc điểm, mục tiêu và chiến lược thu hút vốn FDI của mình.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO TRONG NGÀNH SẢN

XUẤT CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHẸ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 47 - 50)