Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 76 - 83)

2.4.2.1. Các mặt hạn chế

Một là, các dự án thu hút vốn FDI trong ngành công nghiệp vừa và nhẹ tại

tỉnh Savannakhet có quy mô vốn không đồng đều và không ổn định.

Phần lớn các dự án FDI trong ngành công nghiệp vừa và nhẹ tại tỉnh Savannakhet có quy mô nhỏ và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, gia công chế tạo, dệt may. Số dự án FDI thu hút được trong giai đoạn 2013 - 2017 có 50 dự án chỉ chiếm 3,3% tổng số dự án so với cả nước. Vốn đăng ký qua các thời kỳ có tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với cả nước, cao nhất là giai đoạn 2013 - 2017 cũng chỉ chiếm 2,8% so với cả nước, vốn thực hiện chỉ chiếm cao nhất bằng 2,6% so với cả nước. Như vậy, xét về số dự án và số vốn FDI trong ngành công nghiệp vừa và nhẹ thực tế đầu tư so với trung bình của cả nước, tỉnh Savannakhet còn thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao hơn không mang nhiều ý nghĩa vì quan trọng nhất vẫn là số vốn thực hiện. Rất ít dự án lớn với công nghệ hiện đại mang tính đột phá làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh, chủ yếu là các dự án có vốn đầu tư nhỏ, thậm chí có dự án chỉ vài chục nghìn USD. Một số dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư có tiến độ triển khai chậm hoặc chưa triển khai.

Hai là, cơ cấu thu hút vốn FDI trong ngành công nghiệp vừa và nhẹ vào tỉnh Savannakhet còn mất cân đối

- Mất cân đối giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện.

Vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt 35,08%, số vốn đăng ký/1dự án đạt trên 6,42 triệu USD, số vốn thực hiện đạt 2,35 triệu USD/1 dự án, điều này phản ánh tình hình triển khai hoạt động của các dự án có vốn FDI còn chậm, có nhiều dự án không triển khai được như: Dự án sản xuất răng hàm giả Savakit, Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Snamvongkhip...

- Mất cân đối trong thu hút vốn FDI theo ngành kinh tế.

Những dự án FDI đầu tư vào tỉnh Savannakhet trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng còn chiếm tỷ trọng nhỏ về số dự án, vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế

biến, gia công, lắp ráp, dệt may. những ngành này mang hàm lượng công nghệ thấp lại chiếm tỷ trọng cao trong khi các ngành khác mang tính động lực, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật lại ít.

Việc mất cân đối về thu hút vốn FDI theo ngành sẽ kéo theo những hậu quả cho nền kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên giảm, khoa học chậm phát triển, ô nhiễm môi trường gia tăng tác động xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành kinh tế chủ đạo chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới nền kinh tế bị lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

- Mất cân đối theo hình thức đầu tư.

Trong các hình thức FDI trong ngành công nghiệp vừa và nhẹ tỉnh Savannakhet, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tới 96% số dự án, 99,79% vốn đăng ký, còn lại là hình thức liên doanh. Như vậy, đã có sự mất cân đối trong các hình thức FDI. Điều này tác động đến khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và công nghệ từ đối tác nước ngoài, sự mất cân đối nữa là Savannakhet chưa thu hút được dự án nào đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua hình thức BOT, BTO, BT mặc dù kêu gọi rất nhiều.

- Mất cân đối trong đối tác đầu tư.

Tỉnh Savannakhet đã thu hút được các từ 8 quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các nước châu Á, các nước EU đầu tư vào còn rất thấp. Điều này gây ra những bất lợi cho nền kinh tế vì các đối tác nước ngoài đến từ EU là những đối tác lớn, có trình độ công nghệ cao và là đối tác quan trọng bậc nhất của nước ta hiện nay. Sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI sẽ tác động tới việc khả năng tiếp thu công nghệ nguồn, hơn nữa nếu tập trung quá nhiều vào một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.. .khi các nước này có biến động về chính trị hoặc kinh tế sẽ tác động đến vốn đầu tư tại địa phương.

Ba là, chưa tạo ra được sự chuyển biến quan trọng về chuyển giao công nghệ

và năng lực nội sinh về công nghệ.

Số dự án có công nghệ nguồn còn ít, số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới còn quá nhỏ trong các dự án đã đăng ký. Các

dự án FDI vào tỉnh Savannakhet nhìn chung sử dụng công nghệ cao hơn so với khu vực khác trong tỉnh nhưng nhiều trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cho nhập nhiều máy móc thiết bị lạc hậu từ các nước khác thậm chí là phế thải của các nước khác. Điều này có thể lý giải vì sao sau nhiều năm thu hút vốn FDI nhưng trình độ kỹ thuật công nghệ vẫn còn phát triển ở trình độ chưa cao.

Bốn là, mức độ đóng góp của ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ khu vực

FDI vào kinh tế - xã hội tỉnh Savannakhet còn thấp

Lao động trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ khu vực FDI chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động tại tỉnh Savannakhet, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 2%. Mức độ tạo ra giá trị gia tăng của khu vực FDI còn ít. Tình trạng trốn và tránh thuế diễn ra khá phổ biến, thực tế có nhiều doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tục, đây có thể là dấu hiệu xuất hiện hiện tượng “chuyển giá” gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, gây ra tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Năm là, xuất hiện một số tiêu cực trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ khu vực FDI tại Savannakhet

Đã có một số dự án của khu vực FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên như: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tư của Lào nói chung và của tỉnh Savannakhet nói riêng còn nhiều bất cập

- Hệ thống pháp luật chưa minh bạch, thi hành luật chưa nghiêm.

Mặc dù hệ thống pháp luật Lào đang ngày càng được hoàn thiện theo hướng tích cực và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là với sự ra đời của Luật Đầu tư chung năm 2010. Nhưng nhìn chung, các chính sách còn chưa thật sự đồng bộ, văn bản ban hành chậm, chưa thật cụ thể và gần như là không có lộ trình trước cho những thay đổi. Do đó gây ra cho các nhà đầu tư nhiều khó khăn và thiệt hại vì khó dự báo, dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực thi chính sách pháp luật thiếu nhất quán, tuỳ tiện, chồng chéo, nhiều văn bản có nội dung không rõ ràng, thậm chí còn đối lập nhau hoặc quy định của ngành này chồng chéo ngành khác, các văn bản

luật còn chung chung chưa rõ ràng.

- Đối với các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương.

Chưa có quy định cụ thể quy trình, cách thức thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư. Luật Đầu tư mới chỉ đề cập đến việc ghi các nội dung ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư, nhưng chưa quy định cụ thể quy trình thực hiện các nội dung ưu đãi ấy như thế nào.

Chưa có sự phối hợp và lồng ghép giữa các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư nói chung với các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực đặc thù (như lĩnh vực xã hội hoá, xây dựng nghĩa trang, các dự án nhà ở xã hội, ...), dẫn đến sự chồng chéo, thiếu nhất quán.

- Đối với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh Savannakhet.

Chính sách ưu đãi của tỉnh chưa đủ mạnh, chưa có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh, các tập đoàn tài chính, các công ty đa quốc gia vào đầu tư những dự án có quy mô lớn. Những ưu đãi đầu tư này nếu so với chi phí khi đầu tư vào tỉnh Savannakhet là không đáng kể. Do vậy, tác động của các chính sách ưu đãi đầu tư đối với việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh còn nhiều hạn chế.

Chưa có chính sách cụ thể cho việc khuyến khích các nhà đầu tư trên các lĩnh vực mà tỉnh Savannakhet ưu tiên kêu gọi đầu tư (các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ, dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; chế biến nông sản, thực phẩm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); dự án đầu tư phát triển công nghệ cao và dự án sản xuất công nghệ cao.). Chính sách chưa cụ thể hóa khuyến khích nhà đầu tư có dự án quy mô lớn và những nhà đầu tư “làm thật” triển khai nhanh, có hiệu quả.

Thứ hai, hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI trong ngành công nghiệp sản xuất vừa và nhẹ còn kém hiệu quả.

Các Sở, Ban, Ngành, các địa bàn trong Tỉnh còn bị động trong việc chuẩn bị dự án, tổ chức kêu gọi, vận động xúc tiến thu hút vốn FDI. Thông tin, tài liệu chưa được cập nhật, đổi mới. Chưa chủ động tìm kiếm đối tác để xúc tiến đầu tư, chất lượng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh chưa cao.

Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém.

Thời gian qua, tỉnh Savannakhet đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật nhưng còn chưa đồng bộ, chất lượng còn nhiều yếu kém. Đây cũng là một nguyên nhân khiến chi phí đầu tư, kinh doanh vào tỉnh cao. Trên địa bàn tỉnh nhiều tuyến đường đã xuống cấp, chật hẹp, mặc dù được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần nhưng thực tế vẫn không được cải thiện đáng kể thậm chí có xu hướng ngày càng xấu đi do lưu lượng tham gia giao thông ngày càng đông. Tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường sá nhỏ, chất lượng không đồng đều.

Hệ thống cấp thoát nước các đô thị chắp vá, không đồng bộ, chủ yếu là hệ thống cống chung, xây dựng chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Tại các KCN theo quy định cho phép đầu tư, hệ thống nước thải được xây dựng riêng, xử lý cho từng nhà máy, hoặc tập trung về trạm xử lý của từng khu để xử lý trước khi xả ra môi trường xung quanh nhưng phần lớn các KCN đang trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vừa kêu gọi đầu tư nên chưa có hệ thống thu và xử lý nước thải hoàn chỉnh, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý nước thải tại các KCN.

Thứ tư, chất lượng lao động còn thấp và trình độ quản lý nhà nước đối với FDI còn kém hiệu quả.

Tỷ lệ lao động có tay nghề thấp, phần lớn các doanh nghiệp phải tuyển dụng và tự đào tạo lao động, điều này làm cho họ mất thời gian và chi phí đào tạo, ngoài ra các dự án FDI khi tìm kiếm các nhân sự cấp cao, có trình độ rất khó khăn. Cơ cấu lao động tại Savannakhet còn mất cấn đối, còn yếu, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là ít, cơ cấu lao động còn bất hợp lý, thiếu lao động ở những ngành công nghệ cao, ngành mũi nhọn, lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Chất lượng lao động còn chưa cao, tính kỷ luật lao động còn thấp, chưa đều và có khoảng cách xa với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ.còn bộc lộ nhiều bất cập. Các trường đào tạo nguồn nhân lực mang nặng tính lý thuyết vì thế nếu được tuyển dụng các công ty cũng phải đào tạo lại, làm tăng thêm chi phí cho dự án và lãng phí nguồn lực xã hội. Kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực FDI ở tỉnh Savannakhet còn yếu, còn

xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, giám sát hoạt động FDI không sát sao, thiếu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, không nắm vững pháp luật, không thông thạo ngoại ngữ. Điều này dẫn đến việc lúng túng trước các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí có trường hợp chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, không thực hiện vai trò quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích cho đất nước.

Thứ năm, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập.

Công tác quản lý quy hoạch còn thiếu tính khoa học đặc biệt chưa chú trọng đến hoạt động sau cấp phép đầu tư nên dẫn đến tình trạng một số dự án sau khi đi vào hoạt động vi phạm quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Thứ sáu, các dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép cho các nhà đầu tư chưa tốt, nhất là tại các KCN.

- Dịch vụ hành chính công sau khi cấp phép còn kém, các doanh nghiệp FDI muốn có một đơn vị đầu mối chung để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính công và cung cấp các văn bản liên quan đến các nhà đầu tư, đảm bảo an ninh tài sản cho người lao động.

- Hệ thống xử lý môi trường chưa được quan tâm đúng mức, có đến hơn 90% doanh nghiệp yêu cầu nên xây dựng hệ thống xử lý môi trường tập trung như nước thải, cây xanh, khói bụi.

- Dịch vụ hỗ trợ lao động cho các nhà đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, có đến 65% doanh nghiệp cho rằng dịch vụ cung ứng lao động có chất lượng cho các nhà đầu tư còn kém.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Chủ trương thu hút nguồn vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ là một chủ trương đúng đắn và là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế. Vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ vào tỉnh Savannakhet bước đầu đã có những thành công như bổ sung vào tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần tăng thu cho ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy xuất khẩu, có tác động tích cực trong khai thác lợi thế so sánh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Savannakhet.

Luận văn đã đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ, hệ thống chính sách ưu đãi, thu hút của vốn FDI đối với kinh tế Savannakhet. Bên cạnh những thành công ban đầu, vốn FDI đã bộc lộ nhiều hạn chế như: có sự mất cân đối trong đầu tư, ít nhà đầu tư lớn và các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển, hiệu quả đầu tư mang lại cho tỉnh Savannakhet còn thấp. Luận văn cũng chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế như: hệ thống pháp luật chưa theo kịp với hoạt động đầu tư, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa tốt, hiệu lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các dự án FDI sau cấp phép còn nhiều bất cập, chất lượng lao động thấp, hoạt động xúc tiến kém hiệu quả và đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn yếu, chính sách ưu đãi chưa đủ mạnh.

Trên cơ sở đánh giá được thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút vốn FDI là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ tỉnh Savannakhet trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 76 - 83)