Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 98 - 104)

Dưới góc độ vĩ mô, Chính phủ điều tiết và định hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, các vùng bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các địa phương, giữa các vùng miền. Các Bộ, Ngành, Trung ương kiểm tra thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án. Phối hợp với các ban ngành để kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong nước về lao động, tiền công, tiền lương, bảo vệ môi trường.

Phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý FDI, trong đó có việc nâng quy mô dự án FDI mà các địa phương. Điều này là cần thiết để đảm bảo thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.

Xây dựng quy hoạch tổng thể trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể của đất nước và chính sách phát triển ngành, vùng và lĩnh vực nhằm phát huy có hiệu quả nguồn vốn nội lực, kết hợp với nguồn vốn ngoại lực.

Cần xây dựng quy định rõ ràng, chi tiết về công nghệ sử dụng và các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, đưa ra các biện pháp khuyến khích cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào CHDCND Lào.

Đầu tư và đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của Lào, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động và kỷ luật lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức Nhà nước ở các cấp liên quan đến công tác quản lý các hoạt động của khu vực FDI. Về lâu dài, Chính phủ cần có chính sách đón đầu trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh phù hợp với yêu cầu quốc tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã tập trung vào một số vấn đề sau:

- Do cạnh tranh trong thu hút vốn FDI của khu vực và trên thế giới cũng như những khó khăn về kinh tế nên việc thu hút vốn FDI vào Lào trở nên khó khăn hơn nhiều. Luận án đã chỉ ra bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, đồng thời cũng chỉ ra xu hướng của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Đây chính là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút vốn FDI vào Lào, nó mang lại thuận lợi nhưng để thu hút vốn FDI cũng không hề dễ dàng. Đối với riêng tỉnh Savannakhet, thời gian tới khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ, để đạt được mục tiêu đề ra là một thách thức thực sự.

- Luận văn đã đề ra các giải pháp cụ thể nhằm mục đích tăng cường thu hút vốn FDI như: tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tàng tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư, thúc đẩy xúc tiến đầu tư, giảm chi phí kinh doanh, phát ừiển công nghiệp hỗ trợ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đầu tư phát ừiển nguồn nhân lực và thực hiện các biện pháp chống chuyển giá. Đặc biệt, cần thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI để điều chỉnh chính sách thu hút vốn FDI cho phù hợp.

- Để thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh Savannakhet cần có sự phối hợp đồng bộ và linh hoạt, thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.

KẾT LUẬN

Ở CHDCND Lào nói chung và các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do tích luỹ nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc hút vốn từ bên ngoài là tất yếu. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Savannakhet có những thay đổi tích cực, trong các nguồn vốn đầu tư phát triển đó đã có một phần đóng góp từ vốn FDI. Với đặc điểm và tình hình thực tế thu hút vốn FDI trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ tại Savannakhet, việc đẩy mạnh thu hút vốn này là hết sức cần thiết và quan trọng, là cơ sở nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Savannakhet phát triển. Luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phân tích những vấn đề về thu hút vốn FDI vào địa phương. Trong đó, luận án đã luận giải các hình thức đầu tư của nước ngoài vào địa phương và mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc địa phương lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định hướng phát triển của địa phương đó.

- Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số quốc gia trong khu vực và của các tỉnh, thành phố của Lào đã thành công trong thu hút vốn FDI, luận văn đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Savannakhet.

- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ. Những thành công là cơ bản, đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Luận văn cũng đã chỉ ra những hạn chế nổi bật trong thu hút vốn FDI như: lượng vốn đăng ký và thực hiện còn thấp, còn có sự mất cân đối trong thu hút, chưa khai thác được lợi thế sẵn có và chưa chủ động trong thu hút vốn FDI. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Dựa trên xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, những thuận lợi và khó khăn trong thu hút vốn FDI vào Lào kết hợp với quan điểm, định hướng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu

hút vốn FDI vào tỉnh Savannakhet trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do những hạn chế về hiểu biết của cá nhân và khả năng có hạn nên luận văn của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Những giải pháp trên mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể phù hợp với tỉnh Savannakhet.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: TS Mai Nguyên Ngọc đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào An (2014), “Vĩnh Phúc thực hiện liên thông “một cửa” trong thu hút đầu tư”, Đầu tư, (4).

2. Việt Anh (2012), “Hà Tây đột phá trong thu hút đầu tư”, Đầu tư, (107).

3. Vũ Thành Tự Anh (2013), “Cạnh tranh xé rào hay cuộc chạy đua xuống đáy”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (3).

4. Đỗ Bách (2014), “Xúc tiến thu hút FDI vào Việt Nam: Thêm những “Điểm nhấn” ”, Tài chính, (7), tr.18-22.

5. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Savanankhet (2014,2015,2016), Báo cáo tình hình phát triển KCN Savannakhet năm 2014, 2015, 2016.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương, Tạp chí Cộng sản, UBND tỉnh Đồng Nai (2013), Phát triển Khu Công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học.

7. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Tống Quốc Đạt (2015), Những giải pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Luận án Tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý và KHH nền KTQD, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11. Nguyễn Đẩu (2013), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Trung Đức (2007) “Nâng cao khả năng hấp thụ vốn FDI”, Đầu tư, (107).

13. Lê Khoa (2011), “Vài suy nghĩ về chính sách thu hút đầu tư trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (5).

14. Châu Lan (2012), "Nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và bộ máy thân thiện”, Báo Nghệ An, (9).

15. Nguyễn Hoài Long (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của địa phương trong việc thu hút đầu tư”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (9).

16. Đỗ Hoàng Long (2011), “Quan hệ giữa xúc tiến đầu tư và nguồn nhân lực trong việc thu hút FDI”, Lý luận Chính trị, (3)

17. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2012), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18. Nam Nguyên (2013), “Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”, Người đại biểu nhân dân, (325).

19. Nguyễn Văn Oánh, “Cải thiện môi trường đầu tư, bắt đầu từ đâu?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (1).

20. K.Ohno, Nguyễn Văn Thường (2014), Hoàn thiện chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

21. Đinh Văn Phượng (2010), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. Minh Quang (2011), “Đầu tư nước ngoài “vướng” cam kết hội nhập”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, (9).

23. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Savannakhet (2016), Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015.

24. Nguyễn Văn Thành (2013), Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

25. Tỉnh uỷ Savannakhet (2010), Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Savannakhet Khoá XVI về chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015.

26. Tỉnh uỷ Savannakhet (2008), Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết XVI của Đảng bộ tỉnh.

27. Trần Nguyễn Tuyên (2014), “Hoàn thiện môi trường và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (14), tr.41.

28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Savannakhet (2015), Phương án phát triển Kinh tế - Xã hội 2016 - 2020 tỉnh Savannakhet.

29. Uỷ ban nhân dân tỉnh Savannakhet (2013), Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Savannakhet.

30. Uỷ ban nhân dân tỉnh Savannakhet (2014), Savannakhet với hội nhập Kinh tế Quốc tế, Ban chỉ đạo chương trình hội nhập kinh tế quốc tế.

31. Nguyễn Thế Vinh (2008), “Phát huy lợi thế so sánh tạo bước đột phá phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước chdcnd lào trong ngành sản xuất công nghiệp vừa và nhẹ giai đoạn 2017 2020 (Trang 98 - 104)