PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát về sự phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

2.1. Khái quát về sự phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục thi hành án dân sự

Nhận thức vai trò quan trọng của hoạt động THA trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về THADS, như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh THADS năm 1989, Pháp lệnh THADS năm 1993, Pháp lệnh THADS năm 2004. Sau hơn ba năm thực hiện Pháp lệnh THADS năm 2004, kết quả cho thấy nhiều quy định pháp luật về thủ tục THADS đã thể hiện được chủ trương cải cách tư pháp, CCHC, phù hợp từng bước quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời nhiều vướng mắc trong THADS. Song nếu so với nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn phát triển mới thì Pháp lệnh THADS năm 2004 đã bộc lộ không ít hạn chế, đó là:(1) Bất cập ở sự quy định về trình tự, thủ tục THADS và chưa rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các tổ chức có liên quan trong THADS; (2) Mô hình tổ chức cơ quan THADS vàcơ chế quản lý chưa khai thác hết chức năng, nhiệm vụ và tính chất đặc thù công việc; (3) Quyền hạn của cơ quan THADS và của Chấp hành viên vẫn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; (4) Chưa có cơ chế liên thông phối hợp chặt chẽ giữa THADS với THA phạt tù, nhất là lnhững vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại, v.v... Những mặt hạn chế này là một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng án dân sự còn tồn đọng, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và hiệu lực quản lý nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân theo bản án,

quyết định của Tòa án chưa được bảo đảm.

Để nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách này, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật số 26/2008/QH12 về Thi hành án dân sự; Nghị quyết số 24/2008/QH12về việc thi hành Luật THADS. Tiếp đó, Chính phủ cùng các bộ ngành đã ban hành hàng chục văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, một số văn bản quan trọng như: Nghị định 58/2009/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật THADS về thủ tục THADS; Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác này. Bên cạnh việc tạo chuyển biến tích cực, Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế ở các quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với pháp luật có liên quan [10; tr.13]. Điều này khiến những vướng mắc đặt ra trong thực tiễn, làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và hiệu lực THA. Để tiếp tục hoàn thiện thể chế cũng như thủ tục THADS, ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổsung Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015; tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 20/7/2015 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Những văn bản pháp luật này đã giúp bảo đảm tạo lập hành lang pháp lý ngày càng vững chắc cho công tác THADS nói chung và thủ tục THADS nói riêng.

Theo đó, một số điểm chính về thủ tục THADS được bổ sung, sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS năm 2014, đó là:

- Về quyền và nghĩa vụ của người được THA đã được mở rộng phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS. Cụ thể các quyền được mở rộng thêm là: quyền được thông báo về THA; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ trong

bản án, quyết định của mình; quy định về quyền được ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện THA của người phải THA; quyền chuyển giao quyền được THA cho người khác; quyền được yêu cầu thay đổi Chấp hành

viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ và các quyền khác đã tạo điều kiện thiết thực và đảm bảo tính khách quan cho đương sự có nhiều cơ hội lựa chọn phương thức phù hợp để THA.

- Về thủ tục nhận bản án, quyết định được quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ hơn.

- Về thủ tục xác minh điều kiện THA được xác định thuộc về trách nhiệm của Chấp hành viên khác với trước đây quy định đây là nghĩa vụ của người được THA;

chi phí xác minh do ngân sách Nhà nước trả chứ không phải do người được THA chịu như quy định của Luật THADS năm 2008. Đồng thời, Luật cũng bổ sung quy định yêu cầu Chấp hành viên phải xuất trình thẻ Chấp hành viên và tăng một số quyền của Chấp hành viên trong quá trình xác minh điều kiện THA để khắc phục tình trạng lỏng lẻo của công tác xác minh và đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp trong THADS.

- Về thời hạn tự nguyện THA cũng được thay đổi theo hướng rút ngắn còn 10 ngày (trước đây là 15 ngày). Ngoài ra, Luật còn sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác về thủ tục THA như: thay đổi điều kiện xét miễn, giảm THADS; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)