Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 65 - 68)

Với mục tiêu để tiếp tục hoàn thiện thể chế về THADS và tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển biến cơ bản, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thực hiện thủ tục THADS nhằm đảm bảo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Do đó, giải pháp này cần tập trung tăng cường hoàn thiện về tính hợp lý, rõ ràng các quy định về thủ tục THADS theo Luật THADS 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014) để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Trước hết, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về thủ tục THADS để khắc phục tình trạng mâu thuẫn, không rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn địa phương. Cụ thể là:

+ Đẩy mạnh việc hoàn thiện sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS và các quy định của pháp luật về thủ tục THADS theo hướng cải cách rút gọn (cần tiết kiệm về thời gian và chi phí cho người được THA: từ việc hoàn thiện mẫu giấy tờ cần có trong hoạt động THA đến việc quy định rõ cơ chế phối hợp giữa

Tòa án và cơ quan THADS về việc bàn giao bản án; thiết lập chế định pháp lý đối với thủ tục THADS bằng phương thức điện tử...) để phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển hiện nay. Trong đó, cần thiết lập riêng về quy trình rút gọn trong tổ chức THA đối với doanh nghiệp, án kinh doanh, thương mại trên cơ sở hoàn thiện các quy định về đăng ký vốn, tài sản và tài khoản tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng… theo hướng minh bạch hóa. Việc sửa đổi hoàn thiện các quy định này phải theo hướng đáp ứng sự tạo lập tính đồng bộ hóa giữa Luật THADS với các Luật chuyên ngành về tài chính, ngân hảng, đất đai... nhằm khắc phục sự mâu thuẩn, thiếu thống nhất như lâu nay;

+ Cần bổ sung quy định về tăng cường thẩm quyền gắn liền với giải trình trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc xác minh điều kiện về THA để bảo

đảm xác thực được thông tin, xác thực tài sản của người phải THA nhằm phù hợp quy định tại Khoản 6 Điều 44 Luật THADS năm 2014. Cần có quy định hướng dẫn cụ thể về thời hạn ban hành thông báo kết quả xác minh điều kiện THADS cho người được THA để việc áp dụng được thống nhất; đồng thời, cần bổ sung quy định về vai trò của cơ quan THADS trong thủ tục kết thúc hồ sơ THADS thông qua việc xác nhận người phải THA đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình theo quyết định THA. Ngoài ra, cần có hướng dẫn quy định cụ thể về mức thu của từng loại chi phí thông báo về THA do người phải THA, ngân sách nhà nước chi trả hoặc người THA phải chịu…;

+ Cần bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã tham gia với tư cách là người đứng đầu chính quyền địa phương khi phối hợp với

cơ quan THADS để xác minh điều kiện THA. Mặt khác, cần xác lập cơ chế pháp lý bảo đảm mối quan hệ phối hợp liên ngành của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện các quy định về thủ tục THADS, nhất là sự phối hợp giữa Chi cục THADS huyện với Ban chỉ đạo THADS, chính quyền địa phương sở tại;

Bên cạnh việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về thủ tục THADS, để nâng cao hiệu quả THADS, pháp luật THADS cần được hoàn thiện một số vấn đề sau:

- Do trên thực tế công tác THADS không phải lúc nào Chấp hành viên cũng toàn quyền để thực thi nhiệm vụ được giao trong khi dù ở hoàn cảnh nào chăng nữa thì Chấp hành viên vẫn là người phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động tác nghiệp của mình. Thực tế, Chấp hành viên: (1) Họ không có quyền ra lệnh dẫn giải đương sự khi đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vẫn cố tình vắng mặt; (2) Họ không có quyền khám nhà, khám đồ vật ở trường hợp người phải THA khi họ cố tình cất giấu tài sản hoặc hủy hoại giấy tờ có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản... Một vấn đề quan trọng hơn nữa là, cơ quan THADS về mặt quản lý Nhà

nước vốn chịu sự quản lý mang tính song trùng trực thuộc. Nếu ở quan hệ quản lý ngành dọc, đó là sự phân cấp trong mạng lưới hệ thống cơ quan THADS trực thuộc Bộ Tư pháp quản lý; thì quan hệ quản lý chiều ngang, đó là cơ quan THADS cấp huyện chịu sự kiểm tra giám sát của HĐND, UBND cùng cấp tại địa phương. Do vậy, hoạt động của Chấp hành viên ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi cơ chế này trong khi qui định của pháp luật cũng như xu hướng thực tiễn khách quan, Chấp hành viên có quyền độc lập tác nghiệp và chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình.

Do đó, cần sớm rà soát, sửa đổi cấp thiết để bổ sung trong việc thiết lập các quy định pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Chấp hành viên (cần quy định chặt chẽ về cơ chế bảo vệ trong việc xác minh để THADS), về thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan THADS, về vị thế pháp lý, vai trò và trách nhiệm của cơ quan THADS để gia tăng hiệu lực đủ mạnh và tương xứng với nhiệm vụ được phân công trên thực tế, nhất là trong việc khai thác thông tin, xác nhận tài sản trong công tác xác minh điều kiện THADS... được đảm bảo. Theo đó, xác lập cơ chế trao quyền có phân cấp rành mạch ở lĩnh vực tư pháp cho hệ thống THADS nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của thủ trưởng cơ quan THADS trong quản lý điều hành quá trình thực hiện thủ tục THADS.

Cần quy định cụ thể về các biện pháp hỗ trợ THADS thông qua pháp lý hóa cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với chính quyền địa phương, với Ban chỉ đạo THADS cấp địa phương nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa

phương và Ban chỉ đạo THADS cấp địa phương trong công tác THADS.

- Tái rà soát hoàn thiện các quy định pháp luật THADS theo hướng chú trọng gắn kết liên thông giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS để gắn trách nhiệm và quyền hạn của tòa án, trọng tài thương mại, hội đồng xử lý vụ việc cạnh

tranh đối với việc thi hành các bản án, quyết định của mình.

- Tiếp tục tăng cường rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thủ tục THADS trong mối quan hệ gắn với việc hoàn thiện các Luật chuyên ngành khác về một số lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, đất đai, giáo dục, y tế, lao động, bảo hiểm xã hội... để tạo sự thống nhất và đồng bộ hóa trong hệ

thống pháp luật nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện thủ tục THADS hiện nay. Nếu có hành lang pháp lý quy định rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan sẽ không còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật khác liên quan cũng cần hoàn thiện thống nhất, tránh chồng chéo để cơ quan THADS thuận lợi khi áp dụng. Có như vậy, mới gia tăng tính chặt chẽ và đồng bộ về mối quan hệ phối hợp liên ngành của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện các quy định về thủ tục THADS.

- Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định hình thức thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin điện tử (Cổng, Trang, Báo điện tử), kể cả mạng xã hội của cơ quan THA tạo lập nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)