Hoàn thiện Chế độ, chính sách khen thưởng, đối với cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 83)

chức ngành thi hành án dân sự; xử lý nghiêm minh những vi phạm trong THADS

Xuất phát từ chế độ, chính sách hiện hành đối với chấp hành viên, cán bộ, công chức làm THA còn có những điểm chưa phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, tính chất phức tạp của công tác THA. Bởi còn rất nhiềuchính sách còn mang tính bình quân, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các cấp, các ngành, các đối tượng cán bộ, chưa thực sự là công cụ tạo động lực để khuyến khích thu hút người có năng lực trình độ thực sự cho công việc, nên chưa sự thu hút và tạo sự yên tâm công tác cho các chấp hành viên, cán bộ THA.Hơn nữa, hiện nay trong đội ngũ cán bộ công chức có không ít hiện tượng làm việc thiếu tích cực, thiếu động lực không phải là hiếm trong xã hội, làm cho năng suất lao động xã hội giảm sút.

Mặt khác, THADS còn bảo đảm tính thượng tôn pháp luật trong quá trình hiện thực hóa các phán quyết của Tòa án, góp phần củng cố, giữ vững niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.

Do đó, cần chú ý tập trung:

- Một là, Nhà nước cần tạo lập các điều kiện, cơ chế chính sách tạo lập động lực để hướng vào thỏa mãn nhu cầu thực tại tối thiểu về vật chất và tinh thần (thiết kế điều kiện làm việc thuận lợi, môi trường thân thiện sẽ tạo sự tin tưởng thoải mái trong công việc) nhằm kích thích động lực và lòng yêu nghề của đội ngũ chấp hành viên, cán bộ, công chức làm THA.

- Hai là, tiếp tục chú trọng đổi mới chính sách tiền lương, tiền tệhóa tiền lương và các chế độ theo lương phải bảo đảm sự hợp lý, công bằng dựa trên cơ sở năng lực và sức cống hiến của các cá nhân, nhằm từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ chấp hành viên, cán bộ, công chức làm THA nói riêng; cũng như qua đó bảo đảm cho cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tệ nạn tham nhũng, qua đó tạo động lực, kích thích sự phấn đấu vươn lên, nâng cao hiệu quả trong công việc.

- Ba là, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với ngành

Tư pháp nói chung vàcơ quan THADS nói riêng nhằm thiết lập các phong trào thi đua đi vào chiều sâu, phục vụ tốt cho công tác thực hiện thủ tục THADS hiệu lực, hiệu quả.

- Bốn là,để hỗtrợcho việc nâng cao hiệu quảvà bảo đảm hiệu lực thực hiện thủ tục THADS thì bên cạnh việc tăng cường hòa giải, đối thoại, thuyết phục để

khuyến khích đương sự tự nguyện THA, đối với các trường hợp chây ỳ, cản trở vàcố tình khiếu nại vượt cấp, khởi kiện tại Tòa án hoặc chống đối chấp hành viên thực thi nhiệm vụ, cần thiết lập và tăng cường cơ chế pháp lý để đảm bảo cho việc xử lý vi phạm pháp luật trong THADS. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các bản án, quyết định có hiệu lực. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành Công an, viện Kiểm sát nhân dân và TAND trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thực hiện phong tỏa tài sản tài khoản trong công tác THADS đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, tránh tẩu tán tài sản…

- Năm là, hoàn thiện cơ chế giải trình trách nhiệm đối với để xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan THADS để xảy ra vi phạm nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiên chỉnh và thống nhất trong công tác THADS. Các cơ quan THADS cần tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và cảnh báo, phòng ngừa cácvi phạm, sai sót trong toàn hệ thống.

- Sáu là, trong hoạt động phối hợp tổ chức thủ tục THADS, cần sớm hoàn thiện việc gia tăng chế tài quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cụ thể đối với các

cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan ở địa phương huyện chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình và thực trạng thực hiện thủ tục THADS trên địa bàn huyện Phú Ninh nhất là giai đoạn 2014 – 2018, chương 3 làm rõ kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng thủ tục THADS trên địa bàn huyện. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, vướng mắc trong thực hiện thủ tục THADS được xác định là:(1) Nhiều quy định về thủ tục THADS vẫn

chưa hợp lý và chưa phù hợp với một số yêu cầu thực tiễn đang đặt ra; (2) Năng lực của đội ngũ chấp hành viên và cán bộ THA trên địa bàn huyện chưa đồng đều; (3) Các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; và thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan này; (4) Ý thức tuân thủ pháp luật của người phải THA và của một số tổ chức, cá nhân có liên quan chưa cao...

Trên cơ sở phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về thủ tục THADS cũng như thực tiễn thực hiện, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục THADS. Những giải pháp đó bao gồm: giải pháp về hoàn thiện luật về thủ tục THADS; giải pháp về nâng cao ý thức pháp luật cho các cá nhân, tổ chức; giải pháp về kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức THADS; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong THADS và giải pháp về chế độ, chính sách trong THADS.

KẾT LUẬN

Thủ tục THADS là toàn bộ các hoạt động do cơ quan THADS, Chấp hành viên và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định để thi hành hiệu lực bản án, quyết định dân sự của Tòa án; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội.

Đối với huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam), trong những năm qua bên cạnh công tác THADS đạt được một số kết quả nhất định thì vẫn còn gặp các vấn đề tồn tại trong thực tiễn thực hiện thủ tục THADS, đó là: (1) Việc ra quyết định THA của Chi cục THADS huyện còn gặp sai sót và chưa phù hợp với đặc điểm thực tiễn địa bàn huyện, một số thủ tục ra quyết định THA vẫn đang gặp tình trạng chậm trễ…; (2) Có không ít hạn chế, vướng mắc trong thủ tục xác minh điều kiện THA và việc xác minh điều kiện THA ở một số vụ việc chưa thực hiện đúng thủ tục pháp luật quy định; (3) Tình trạng vướng mắc thường gặp phải hiện nay diễn ra trong thủ tục kết thúc hồ sơ THA; (4) Trình tự thủ tục THADS ở địa phương có xu hướng bị hành chính hóa; (5) Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa Chi cục THADS huyện với các ngành, chính quyền địa phương sở tại... Những hạn chế, bất cập này khiến mức độ hiệu quả công tác THA chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do những bất cập trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các thủ tục trong THADS. Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ những quy định pháp luật về thủ tục THADS và thực tiễn áp dụng là hết sức cần thiết.

Từ nhiệm vụ ấy, học viên đã lựa chọn vấn đề “Thủtục Thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” làm đềtài luận văn thạc sĩ. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được như sau:

1. Luận văn trình bày rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của thủ tục THADS; làm rõ nội dung thủ tục THADS; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thủ tục THADS (hệ thống pháp luật về THADS; trình độ, năng lực, ý thức trách

nhiệm của chấp hành viên, ý thức pháp luật của người dân trong việc thực hiện thủ tục THADS, chất lượng của bản án, quyết định, việc minh bạch, thông tin tài sản trong quá trình tổ chức THADS và cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức liên quan); và khái quát sự phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục THADS. Những kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về thủ tục THADS.

2. Luận văn tập trung trình bày và hệ thống hóa các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục THADS ở Việt Nam thông qua bốn nhóm: Quy định pháp luật về

thủ tục cấp, chuyển giao bản án, quyết định của tòa án; Quy định pháp luật về thủ tục tiếp nhận, từ chối yêu cầu THADS; Quy định pháp luật về thủ tục ra quyết định THA; và Quy định pháp luật về thủ tục tổ chức thực hiện quyết định THADS. Qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về một số ưu điểm chủ yếu và vấn đề tồn tại đang đặt ra của pháp luật hiện hành về thủ tục THADS.

3.Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện thủ tục THADS trên địa bàn huyện Phú Ninh (giai đoạn 2014 – 2018),luận văn chỉ rõ kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng thủ tục THADS trên địa bàn huyện, nguyên nhân dẫn đến hạn chế vướng mắc. Từ các luận cứ này, luận văn đã đề xuất năm nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục THADS trong thời gian tới, cụ thể đó là: Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục THADS; Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân; Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, công chức ngành THADS; Nâng cao hiệu quả phối hợp trong thực hiện thủ tục THADS; và Hoàn thiện Chế độ, chính sách khen thưởng, đối với cán bộ, công chức ngành THADS; xử lý nghiêm minh những vi phạm trong THADS.

Mặc dù, luận văn là công trình nghiên cứu khá nghiêm túc song do khả năngc ủa bản thân tác giả là có hạn và khó khăn về thời gian, điều kiện nghiên cứu, nên không tránh khỏi các thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng nghiệm thu bảo vệ đề tài, các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và đồng

nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cá nhân tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và thầy cô giáo ở Học Viện Khoa học xã hội, UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Phú Ninh, Cục THADS tỉnh Quảng Nam và Chi cục THADS huyện Phú Ninh đã giúp đỡ tôi trong suốt học tập và nghiên cứu đề tài luận văn; đặc biệt tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn cô giáo, Thượng tá, Tiến sỹ Trần Thị Lâm Thi đã chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong quá trình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)