Những hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện hành về thủ tục THADS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

THADS

Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo dựng một hành lang, khung khổ pháp lý vững chắc, ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho việc triển khai hoạt động THADS trên toàn quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thủ tục THADS cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Cụ thể là:

- Có những quy định về thủ tục THADS mâu thuẫn, không đồng bộ, thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật khác, như:

+ Khoản 2 Điều 28 Luật THADS quy định đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nhưng quy định này mâu thuẫn với Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về việc chuyển giao bản án. Điều 254 Bộ luật TTHS quy định “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, ... cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ...”.

+ Hơn nữa, thực tiễn cũng cho thấy còn nhiều mâu thuẫn giữa Luật THADS với các Luật khác về một số lĩnh vực như: tài chính, ngân hảng, đất đai... dẫn đến sự không đồng bộ.

- Một số quy định trong thủ tục THADS chưa rõ, còn thiếu:

+ Luật THADS chưa quy định cụ thể về thời hạn ban hành thông báo kết quả xác minh điều kiện THA cho người được THA dẫn đến việc áp dụng sẽ không có sự

thống nhất.

+ Về vấn đề ủy quyền trong xác minh điều kiện THA, Luật chưa quy định rõ việc xử lý trong trường hợp nếu bên nhận ủy quyền không trả lời hoặc trả lời quá thời hạn, dẫn đến việc chậm trễ trong tổ chức THA. Do đó, cần bổ sung theo hướng,

trong trường hợp trên nếu gây thiệt hại cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải bồi thường theo quyết định của người có thẩm quyền.

- Có những quy định trong thủ tục THADS chưa thực sự phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong quá trình triển khai THA, ví dụ như:

+ Điểm đ, khoản 2, Điều 31 Luật THADS quy định: “Đơn yêu cầu phải có nội dung: Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có...”. Quy định này không phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và gây

khó khăn, trở ngại trong hoạt động THADS, bởi người được THA rất khó có thể xác minh được điều kiện về THA của người phải THA để ghi thông tin về tài sản của người phải THA trong đơn yêu cầu THA. Hoặc nếu có xác minh được thì kết quả xác minh đó thường là chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan. Vì vậy, quy định này mang tính hình thức, khó thực hiện trong thực tiễn;

+ Các quy định về quyền hạn của Chấp hành viên chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao [17;tr.16], nếu gặp các trường hợp cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không cung cấp thông tin, xác nhận tài sản. Hiện mới chỉ có Nghị định 67 quy định xử phạt vi phạm hành chính từ 1 – 3 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin nếu không có lý do chính đáng;

+ Điểm a khoản 1 Điều 2 LTHADS quy định về những bản án, quyết định được đưa ra thi hành gồm “bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Như vậy, được hiểu là đối với phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm sẽ được đưa ra thi hành. Trên thực tế, có những phần của bản án, quyết định tuy không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng nếu đưa ra thi hành (như việc tiêu hủy vật chứng) sẽ gây khó khăn trong quá trình THA;

+ Điểm h khoản 2 Điều 35 Luật THADS năm 2014 quy định: Bản án quyết định thuộc thẩm quyền THA của cơ quan THA cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành. Song đến nay, quy định "thấy cần thiết" là điều kiện để cơ quan THADS cấp tỉnh lấy lên để thi hành vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là "thấy cần thiết", gây khó khăn cho việc THA và kiểm sát THA;

quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện THA nhưng chưa qui định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã tham gia với tư cách là người đứng đầu chính quyền địa phương khi phối hợp với cơ quan THADS để xác minh điều kiện THA;

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở khái quát về sự phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục THADS, Chương 2 tập trung phân tích, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục THADS ở Việt Nam. Quy định pháp luật về thủ tục THADS bao gồm 4 nhóm: (1) Quy định pháp luật về thủ tục cấp, chuyển giao bản án, quyết định của tòa án; (2) Quy định pháp luật về thủ tục tiếp nhận, từ chối yêu cầu THADS; (3) Quy định pháp luật về thủ tục ra quyết định THA; (4) Quy định pháp luật về thủ tục tổ chức thực hiện quyết định THADS.

Qua đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá khái quát: Một số ưu điểm chủ yếu của pháp luật hiện hành về thủ tục THADS: Kể từ khi Luật THADS năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 có hiệu lực, thì trình tự, thủ tục THADS được quy định thống nhất, khá đầy đủ, cụ thể và dễ thực hiện hơn trong việc giải quyết thủ tục THADS, góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc tồn tạitrong công tác THADS... Tuy vậy, vẫn còn không ít vấn đề tồn tại đặt ra của pháp luật hiện hành về thủ tục THADS như: (1) Một số quy định về thủ tục THADS còn mâu thuẫn, chưa thống nhất đồng bộ với quy định của các văn bản pháp luật khác; (2) Một số quy định trong thủ tục THADS vẫn còn thiếu, chưa rõ và chưa cụ thể; (3) Không ít các quy định trong thủ tục THADS vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong quá trình triển khai THA...

Kết quả nghiên cứu của chương 2 một mặt làm cơ sở cho việc đánh giá thực tiễn thực hiện thủ tục THADS, mặt khác nó cũng làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục THADS ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)