Kể từ khi Luật THADS năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 có hiệu lực, thì trình tự, thủ tục THADS được quy định thống nhất, đầy đủ, cụ thể và dễ thực hiện hơn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về THADS, đã góp phần tháo gỡ kịpthời những tồn tại, vướng mắc trong công tácTHADS, đặc biệt là đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết án tồn đọng nhanh chóng và hiệu quả hơn; cũng như các quy định mới của pháp luật về THADS đã từng bước góp phần thúc đẩy hoàn thiện về mặt tổ chức thông quamột hệ thống cơ quan THA, cơ quan quản lý công tác THA đã hình thành và thống nhất trong toàn quốc.
- Việc áp dụng trình tự, thủ tục THADS, như về: trách nhiệm nhận bản án, quyết định của cơ quan THA; trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án và một số cơ quan khác; thời hiệu yêu cầu THA, phí THA, thẩm quyền ra quyết
định THA, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục uỷ thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn yêu cầu THA, thông báo về THA, miễn giảm THA... được quy định chặt chẽ, khá cụ thể tạo sự ràng buộc trách nhiệm cao hơn, khắc phục tình trạng không
chuyển hoặc chậm chuyển bản án, quyết định cho cơ quan THADS cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Để khắc phục tình trạng lỏng lẻo của công tác xác minh hiện nay và đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp trong THADS, hoạt động xác minh điều kiện THADS đã được luật hóa cơ bản;và các văn bản quy định xác minh điều kiện THA tập trung khá rõvề việc quy định trình tự, thủ tục theo hướng chuyển việc xác minh
điều kiện thi hành án từ nghĩa vụ của người được thi hành án thành trách nhiệm của Chấp hành viên. Hơn nữa, Luật THADS 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định người phải THA kê khai trung thực tài sản, điều kiện THA; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó. Từ quy định này, yêu cầu người phải THA phải có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn trong việc chấp hành THA, tăng cường hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải THA trong việc hỗ trợ, phối hợp, thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin... Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người được THA. Thậm chí khi gặp trường hợp người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này để ngăn chặn.
- Với quyền yêu cầu THA, Luật THADS đã quy định thời hiệu yêu cầu THA dài hơn so với trước (3 năm) nay là 5 năm để bảo vệ tốt hơn quyền của người được THA và cả của người phải THA. Đây là điểm mới của Luật THADS mang lại lợi ích thiết thực cho người được THA trong việc tạo cơ hội nhiều hơn cho họ bảo lưu thực hiện quyền yêu cầu THA.
- Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả áp dụng thủ tục THADS, pháp luật hiện hành còn quy định chi tiết về quyền của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc: Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án; Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan THADS cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về THA, gửi các quyết định về THA; Yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc THA...