luật về thi hành án dân sự nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân
Khi có những chính sách, quy định pháp luật mới ra đời thì vấn đề quan trọng nhất để đưa những chính sách, quy định đó vào cuộc sống, chính là công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi người cùng biết, cùng hiểu rõ và cùng thực hiện. Luật THADS đã có hiệu lực thi hành hơn bốn năm. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến Luật THADS còn có những hạn chế nhất định, chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan truyền thông. Vì vậy, một bộ phận người dân trên địa bàn huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) hiểu biết về Luật THADS còn nhiều hạn chế,
thậm chí một số cán bộ của cơ quan Nhà nước có liên quan đến công tác THADS còn chưa biết nhiều về Luật THADS khiến cho việc tuyên truyền, thuyết phục các đương sự tự nguyện THA chưa đạt hiệu quả, dẫn đến tình trạng ách tắc, dây dưa kéo dài việc THA vi phạm thủ tục THADS, làm cho công tác THADS trên địa bàn Phú Ninh vừa qua gặp những khó khăn nhất định.
Do đó, thời gian tới chúng ta phải tiếp tục tăng cường thường xuyên công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật THADS nói chung và những quy định về thủ tục THADS nói riêng.
Về mặt định hướng giải pháp này, đó là cần tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về Luật THADS. Vì chỉ có thể thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật THADS bằng sự đa dạng hóa hình thức với các nội dung thiết thực để giúp cho cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ giải quyết thủ tục THADS và góp phần thúc đẩy tính tự nguyện và thỏa thuận của người phải THA về việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án. Qua đó mà gia tăng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước ở lĩnh vực này.
Đối với những điểm quan trọng của Luật THADS nói chung và pháp luật về thủ tục THADS nói riêng thì phải tạo thành những điểm nhấn trong công tác tuyên truyền để giúp người dân dễ hiểu, dễ nhớ. Trong công tác tuyên truyền, bên cạnh những kênh thông tin truyền thống còn có một kênh khác đóng vai trò rất quan trọng đó là thông qua tiếp xúc giữa công chức THA và với các đương sự. Đối với những quy định mới, mang tính đột phá, thông thường khi ban hành sẽ gặp phải nhiều luồng ý kiến, nhiều phản ứng khác nhau, có khi là trái chiều. Vì vậy, Chấp hành viên phải là người nắm rõ các quy định đó và phải biết giải thích làm sao cho đương sự và mọi người hiểu, đồng thuận tự nguyện thực hiện những quy định này. Để làm được điều đó, người làm công tác tuyên truyền, đặc biệt là Chấp hành viên ngoài việc nắm vững các quy định của Luật THADS còn phải hiểu rõ cơ sở lý luận của các quy định đó và còn phải có thêm một số kỹ nằng mềm như kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng giải thích thuyết phục…
Cơ quan THADS cần tham mưu, phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp trong việc thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS cho mọi cá nhân, tổ chức và các cơ quan hữu quan khác.
Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về THADS, cần tăng cường hiệu quả của công tác phổ biến thông tin về cơ chế hỗ trợ trực tuyến THADS và cơ chế một cửa tại Chi cục THADS cấp huyện Phú Ninh đến mọi người dân trên địa bàn huyện, tăng cường giải thích và hướng dẫn thủ tục cho đương sự, công dân thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ theo luật định; kết hợp tăng cường đối thoại trực tiếp, thuyết phục, hòa giải trong THADS với việc phát huy hiệu quả đường dây nóng trong THADS... Qua đó để gia tăng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân và tổ chức, góp phần nâng cao tỷ lệ tự nguyện THA và giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài, góp phần củng cố an ninh trật tự, ổn định xã hội trên địa bàn huyện.
Làm tốt công tác tuyền truyền, phổ biến Luật THADS là giải pháp tiền đề quan trọng tạo cho sự thành công trong thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và thực thi Luật THADS nói riêng.