Quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên CAND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 28 - 31)

1.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung cần thực hiện dựa trên việc xem xét, phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển độ ngũ giảng viên của nhà trường đáp ứng mục tiêu mà nhà trường hướng tới trong tương lai. Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là khâu đầu tiên trong việc quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm các nội dung sau:

Xác định mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên: Căn cứ vào các văn bản chỉ

đạo của Đảng, quy định của Nhà nước, của ngành giáo dục, Bộ Công an và chương trình, kế hoạch năm học của nhà trường về việc phát triển đội ngũ giảng viên đáp

ứng các tiêu chuẩn cần thiết nào từ đố tiến hành đề ra mục tiêu cần đạt cho đội ngũ giảng viên nhà trường.

Xác định nội dung kế hoạch hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên: căn cứ

vào nhu cầu học tập bồi dưỡng mà giảng viên đăng ký, căn cứ thời hạn phải hoàn thiện các tiêu chí để xét tiêu chuẩn chức danh cho giảng viên và chương trình công tác năm học mà nhà trường bố trí, sắp xếp cử giảng viên đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách hợp lý làm sao vừa đảm bảo quyền lợi được học tập của họ vừa phải hợp lý để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình.

1.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Dựa vào kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đã được xây dựng và phê duyệt trong năm học nhà trường tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch đó thông qua bộ phận tổ chức cán bộ, thực hiện các nội dung tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức đã được hoạch định từ trước. Khi tổ chức thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường cần phải tạo ra môi trường thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học, tài liệu chuyên môn để giảng viên học tập, tạo các điều kiện về vật chất và tinh thần thúc đẩy đôi ngũ này tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập bồi dưỡng.

Tổ chức các hội thi, hội giảng, khuyến khích giảng viên tham gia học tập trao đổi kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, sáng kiến cải tiến, các lớp bồi dưỡng kỹ năng tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy...

Các học viện, trường CAND với đặc thù riêng của mình là đội ngũ giảng viên đa phần được lấy nguồn từ các học viên ưu tú trong các khóa học nên khả năng về nghiệp vụ sư phạm rất cần được chú trọng bồi dưỡng. Các trường khối CAND thường xuyên tổ chức các hội thi giảng viên giỏi cấp khoa, bộ môn, giảng viên giỏi cấp trường, cấp bộ tạo ra môi trường cọ sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm học hỏi giữa các trường lẫn nhau. Bên cạnh đó do yêu cầu của BCA theo từng chức danh giảng dạy của giảng viên phải có tiêu chuẩn về trình độ chính trị, các trường, học viện CAND cũng chú trọng làm công tác đào tạo lý luận chính trị trình độ trung

cấp, cao cấp cho đội ngũ giảng viên, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo chỉ huy trong CAND theo từng bậc theo đúng quy định.

1.3.3. Công tác chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch đã được đề ra, đây là sự tác động có chủ đích của người quản lý lên đối tượng quản lý nhằm mục đích phát huy năng lực, khả năng của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên gồm những nội dung cụ thể sau:

Ra các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển công tác, các quyết định tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, quyết định phê duyệt kế hoạch mở lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, chức danh giảng dạy...và duyệt đơn đăng ký xin đi học tập nâng cao trình độ của giảng viên. Việc ra các quyết định này phải có tính hệ thống, nhất quán đảm bảo số lượng người được duyệt đi học chỉ chiếm tối đa 20% quân số đơn vị trong từng năm học để đảm bảo các hoạt động giảng dạy diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch năm học đề ra.

Chỉ đạo việc rà soát các tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ giảng viên nhà trường trong từng năm học, rà soát nhu cầu được học tập, bồi dưỡng của đội ngũ này để có các kế hoạch mở lớp hoặc cử đi học tập phù hợp.

Đối với các học viện, trường CAND cán bộ chiến sĩ là giảng viên khi có nhu cầu học tập phải được sự phê duyệt đồng ý cử đi học của lãnh đạo nhà trường, đồng thời phải luôn chấp hành và báo cáo tiến độ học tập theo từng kỳ kịp thời về nhà trường để theo dõi và kiểm tra. Sau khi kết thúc khóa học phải nộp văn bằng, chứng chỉ về bộ phận tổ chức cán bộ để quản lý.

1.3.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.

Để làm tốt công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên, người cán bộ quản lý phải nắm vững và hiểu rõ những yêu cầu về tiêu chuẩn giảng viên đại học, mục tiêu, nội dung và hình thức bồi dưỡng cho giảng viên. Qua quá trình tổ chức thực hiện tiến hành kiểm tra lại, so sánh với tiêu chuẩn và tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành và tác động của hoạt động phát triển giảng viên này đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.

Khi tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên cần bám vào các văn bản quy định, quy hoạch, kế hoạch đề ra từ đầu năm học và xem xét mức độ hoàn thành công việc so với kế hoạch đề ra để kịp thời có sự điều chỉnh cho phù hợp nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 28 - 31)