Thực trạng quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 54 - 58)

học Phòng cháy chữa cháy

2.5.1. Vai trò của quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Bảng 2.12. Vai trò của quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường

STT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ

bậc Đồng ý Đúng một phần Phân vân Không đồng ý 1 Huy động sự tham gia của

các bộ phận vào thực hiện mục tiêu phát triển chung của Nhà trường

114 36 0 0 3,76 0,42 4

2 Định hướng, dẫn dắt, tạo

động lực cho đội ngũ giảng viên hăng say lao động theo đúng mục tiêu phát triển từng giai đoạn của Nhà trường

120 23 7 0 3,75 0,53 5

3 Tạo dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực, khuyến khích đội ngũ giảng viên tự nâng cao năng lực bản thân

130 20 0 0 3,87 0,34 3

4 Xây dựng được đội ngũ

giảng viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường

143 7 0 0 3,95 0,21 1

5 Đánh giá được chất lượng

đội ngũ giảng viên nhà trường và định hướng, quy hoạch đội ngũ trong tương lai cho phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường

139 11 0 0 3,93 0,26 2

Qua kết quả bảng khảo sát có thể thấy giảng viên tham gia khảo sát có sự đồng thuận cao đối với các vai trò của quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên ở nhà trường trong đó vai trò “Xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường” và “Đánh giá được chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường và định hướng, quy

hoạch đội ngũ trong tương lai cho phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường” được đồng thuận cao với điểm trung bình lần lượt là 3,95 và 3,93. Các nội dung còn lại có điểm trung bình thấp hơn xong đều ở mức đồng ý. Nhìn chung các vai trò của quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên mà tác giả trình bày trong khảo sát đều được các giảng viên tham gia khảo sát đánh giá và đồng ý cao. Điều này cho thấy hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường đóng góp vai trò quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển nhà trường nói chung.

2.5.2. Công tác lập kế hoạch hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện việc lập kế hoạch cho hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc

Tốt Khá Trung bình

Chưa tốt

1 Xác định mục tiêu phát triển đội

ngũ, xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên

62 78 7 3 3,33 0,66 1

2 Xây dựng nội dung, kế hoạch

hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên

35 86 19 10 2,97 0,79 3

3 Xác định kế hoạch xây dựng môi

trường làm việc: tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên tự phát triển về trình độ chuyên môn, các cơ chế chính sách, đãi ngộ

19 83 38 10 2,74 0,76 4

4 Xây dựng kế hoạch kiểm tra

đánh giá đội ngũ giảng viên so với các quy chuẩn, quy định của Bộ GD&ĐT, BCA

62 43 45 0 3,11 0,84 2

Qua kết quả bảng khảo sát của giảng viên về việc lập kế hoạch cho hoạt động phát triển đội ngũ có thể thấy chỉ có khía cạnh “Xác định mục tiêu phát triển đội ngũ, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên” được đánh giá ở mức tốt nhưng tiệm cận mức khá với điểm trung bình là 3,33. Các khía cạnh còn lại chỉ được đánh giá ở mức khá: “Xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên” đạt 2,97; “Xác định kế hoạch xây

dựng môi trường làm việc tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên tự phát triển về trình độ chuyên môn, các cơ chế chính sách đãi ngộ” đạt 2,74; “Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên so với các quy chuẩn, quy định của Bộ GD&ĐT, BCA” đạt 3,11. Thông qua các số liệu khảo sát được có thể nhận thấy hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chú trọng công tác lập kế hoạch, vạch ra các nội dung cần thực hiện trong năm học về một số nội dung phát triển đội ngũ giảng viên để thực hiện góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác giảng dạy của nhà trường.

2.5.3. Công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Bảng 2.14. Công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc

Tốt Khá Trung bình

Chưa tốt 1 Ban hành các kế hoạch có liên

quan đến phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường

68 64 18 0 3,33 0,68 3

2 Xác định các bộ phận tham gia vào công tác phát triển đội ngũ giảng viên, các hoạt động cụ thể theo từng thời điểm: kiểm tra hồ sơ, văn bằng chứng chỉ, hội giảng, kiểm tra hiểu biết của giảng viên về các văn bản quy định liên quan đến hoạt động đào tạo

67 76 7 0 3,40 0,57 2

3 Phân công nhiệm vụ cho từng bộ

phận tham gia phát triển đội ngũ giảng viên: Phòng Chính trị phòng Quản lý đào tạo và bồi

dưỡng nâng cao, phòng

NCKH…

60 69 21 0 3,26 0,69 4

4 Chỉ đạo của BGH đối với các khoa trong công tác đăng ký nhiệm vụ khoa học, nhu cầu học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chức danh giảng dạy cho giảng viên

Qua bảng khảo sát có thể thấy công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học PCCC được các giảng viên tham gia khảo sát đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình đạt từ 3,26 đến 3,63 trong đó công tác “Chỉ đạo của BGH đối với các khoa trong công tác đăng ký nhiệm vụ khoa học, nhu cầu học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chức danh giảng dạy cho giảng viên” được đánh giá ở mức cao nhất với điểm trung bình là 3,63 điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong công tác học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng đội ngũ, tạo điều kiện phục vụ nhu cầu học tập của giảng viên trong nhà trường.

Đảng ủy, BGH nhà trường thông qua công tác tổ chức và chỉ đạo đã thể hiện sự quan tâm đến hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ ở một số nội dung chứ chưa bao quát được hết các nội dung của hoạt động phát triển đội ngũ.

2.5.4. Công tác kiểm tra hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.

Bảng 2.15. Công tác kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc

Tốt Khá Trung bình

Chưa tốt

1 Lập kế hoạch kiểm tra tổng thể công

tác phát triển đội ngũ giảng viên

56 66 28 0 3,19 0,72 1

2 Kiểm tra công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giảng viên

62 53 35 0 3,18 0,78 2

3 Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên

47 60 36 7 2,98 0,86 3

4 Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên

44 55 51 0 2,95 0,79 4

Qua bảng khảo sát thấy được việc kiểm tra các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên đã được nhà trường thực hiện và đánh giá ở mức khá tiệm cận tốt với điểm trung bình đánh giá từ 2,95 đến 3,19 trong đó công tác “Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên” có điểm đánh giá thấp nhất là 2,95. Thực tế nhà trường mới chỉ chú trọng đến hoạt động kiểm tra văn bằng, chứng

chỉ của giảng viên được cử đi học sau khi kết thúc khóa học nộp về Phòng Chính trị mà chưa có hình thức kiểm tra trong quá trình học tập, bồi dưỡng bằng các văn bản báo cáo nhanh tình hình học tập. Phỏng vấn đồng chí Lương Thị Xuân T… giảng viên Khoa Nghiệp vụ 2 cho biết: “việc cử giảng viên đi luân chuyển các đơn vị địa phương được nhà trường thực hiện đúng theo quy định tuy nhiên công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác đối các giảng viên được cử đi là chưa chặt chẽ và quyết liệt”

điều này đòi hỏi nhà trường cần có sự đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá, cần thực hiện công tác này chính xác, khách quan, đảm bảo tính công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 54 - 58)